Mỹ: Cảnh giác các chiêu lừa đảo khi mua bán tiệm tóc, tiệm nail
Một trong những lĩnh vực kinh doanh ở Mỹ mà người Việt mình ưa thích và bỏ tiền đầu tư vào nhất, đó là việc mua lại các cơ sở kinh doanh đang hoạt động tại Mỹ, nhất là những tiệm nail của người Việt.
21:00 15/08/2019
Thân chào các bạn,
Một trong những lĩnh vực kinh doanh ở Mỹ mà người Việt mình ưa thích và bỏ tiền đầu tư vào nhất, đó là việc mua lại các cơ sở kinh doanh đang hoạt động tại Mỹ, nhất là những tiệm nail của người Việt. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam có đủ kinh nghiệm và khôn ngoan để lựa chọn để mua lại một tiệm nail có tỷ suất lợi nhuận cao, và với giá mua hợp lý nhất. Tự nhiên hầu hết những nhà đầu tư Việt không am hiểu về các thủ tục pháp lý trong việc sang nhượng, mua bán một cơ sở kinh doanh tại Mỹ, đặc biệt là đối với tiệm nail, vì đây là loại hình kinh doanh đặc thù, đòi hỏi phải tuân thủ theo một số điều kiện thủ tục theo quy định. Trong phạm vi bài viết này mình xin giới thiệu khái quát về các thủ tục pháp lý để để mua bán một tiệm nail tại Mỹ.
Thủ tục pháp lý đầu tiên trong việc mua bán một tiệm nail tại Mỹ, đó là bên mua cần thiết phải tìm hiểu việc người chủ trung tâm thương mại nơi có tiệm nail có đồng ý cho người chủ tiệm nail được sang lại hợp đồng thuê mặt bằng cho người mua hay không. Điều này là rất quan trọng, bởi vì nếu người chủ mặt bằng, trung tâm thương mại không đồng ý, thì người mua lại tiệm nail chỉ có thể để kinh doanh trong khoảng thời gian còn lại của hợp đồng thuê mặt bằng mà thôi. Và hết thời gian này buộc tiệm nail phải di dời đi nơi khác. Trên nguyên tắc thi việc di dời này có thể thực hiện được, Tuy nhiên, trên thực tế thì gần như không thể, bởi vì lợi nhuận của một tiệm nail thường gắn liền với vị trí địa lý của tiệm nail đó, phụ thuộc vào lượng khách hàng địa phương, cũng như là tên tuổi có tiệm gắn với khu vực dân cư đó. Thành ra, nếu tiệm nail dời đi chỗ khác, thì sẽ mất đi lượng khách quen rất nhiều mà tiệm đã gây dựng được nên trước đây.
Việc người chủ mặt bằng trung tâm thương mại từ chối việc người chủ tiệm sang nhượng hợp đồng thuê lại cho người mua rất ít khi xảy ra, và thường khi là người chủ tiệm nail chậm trễ nhiều lần trong việc trả tiền thuê mặt bằng hàng tháng, để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, mất vệ sinh tạo ra nguy cơ cháy nổ … trong những trường hợp như vậy, thường là người chủ mặt bằng, trung tâm thương mại sẽ từ chối việc chuyển nhượng hợp đồng thuê. Nhiều chủ mặt bằng trung tâm thương mại rất khắt khe trong việc kiểm tra uy tín của người mua lại tiệm nail. Họ thường kiểm tra khả năng tài chính của người mua lại tiệm nail bằng cách thức phổ biến là kiểm tra điểm credit. Tuy nhiên, đối với người mua là ở Việt Nam, thì thường là những người mua này không có điểm credit tại Mỹ, bởi vậy là người chủ mặt bằng trung tâm thương mại thường là sẽ yêu cầu người chủ tiệm nail (người bán) đồng bảo trợ tài chính cho người mua, tức là phải chịu trách nhiệm trả tiền thuê mặt bằng trong trường hợp người mua không có khả năng chi trả tiền thuê.
Bước tiếp theo trong việc mua bán tiệm nail, đó là các bên mua và bán cần phải kết với nhau một thỏa thuận mua bán, thường gọi là Bill of Sales, hay sale agreement. Trong thỏa thuận này phải thể hiện đầy đủ các điều khoản của một hợp đồng mua bán. Việc soạn thảo hợp đồng mua bán này bài các bên nên giao cho một văn phòng chuyên về các thủ tục pháp lý này để soạn thảo được bản hợp đồng đảm bảo quyền lợi nhất cho cả bên mua và bên bán.
Trước khi đặt bút viết vào thỏa thuận mua bán, bên mua cần thiết phải kiểm tra những trách nhiệm pháp lý, những khoản nợ tài chính mà bên bán vẫn còn chưa thực hiện. nhưng khoảng cách nhiệm pháp lý này bao gồm những khoản tiền phạt từ State board, khoản tiền bồi thường cho khách hàng theo quyết định bản án của tòa án, những khoản nợ thuế… những khoản nợ tài chính bao gồm các khoản vay mượn từ tổ chức cá nhân để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của tiệm nail, nợ lương nhân viên, nợ từ người cung cấp đối với những dụng cụ nguyên vật liệu mua nhưng chưa trả tiền, những coupons khuyến mãi đã phát hành nhưng chưa thu hồi…
Việc kiểm tra trách nhiệm pháp lý trách nhiệm tài chính này là rất quan trọng, vì nếu người bán không kiểm tra kỹ, thì sau khi thủ tục mua bán được hoàn tất người bán phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những khoảng cách nhiệm pháp lý, trách nhiệm tài chính này.
Thông thường, việc ký kết thỏa thuận không cạnh tranh sẽ diễn ra cùng lúc với việc ký kết thỏa thuận mua bán. Trong lĩnh vực đặc thù như kinh doanh tiệm nail, khách hàng của tiệm phần lớn là những cư dân địa phương, và họ biết đến tiệm là do vị trí địa lý của nó, và thường là khách hàng đã quen với tiệm nail với người chủ tiệm với người thợ nào trong tiệm thì họ hay tìm đến đến với người chủ hay người thợ đó. Bởi vậy, nếu không ký kết thỏa thuận không cạnh tranh, thì người bán sau đó có thể ra mở một tiệm nail gần đó, đồng thời sẽ kéo thợ và khách hàng về tiệm mới của mình, là người mua tiệm sẽ không thể có khách cũng như không đủ thợ để tiếp tục kinh doanh. Chính vì điều đó đó gần như như trong tất cả các giao dịch mua bán tiệm nail, thỏa thuận không cạnh tranh là một phần không thể tách rời của hợp đồng mua bán. Bởi vậy người mua tiệm cần nhờ một văn phòng có kinh nghiệm để soạn thảo một thỏa thuận không cạnh tranh đầy đủ các điều khoản bảo vệ cho quyền lợi của người mua.
Trong tất cả các trường hợp mua bán tiệm nail tại Mỹ, người mua cần phải có tư cách pháp lý tại Mỹ theo quy định để thực hiện các nghĩa vụ tài chính như kê khai và nộp thuế… theo quy định. Tư cách pháp lý tại Mỹ của người mua được hiểu là người mua đang hiện diện trên lãnh thổ Mỹ và được cấp mã số thuế cá nhân; hoặc là trong trường hợp người mua tiệm đang ở Việt Nam, thì cần thiết phải thành lập lập một doanh nghiệp tại Mỹ để đứng ra ký kết hợp đồng mua bán và các giấy tờ pháp lý liên quan. Người mua có thể ủy quyền cho một cá nhân ấn tổ chức hợp pháp tại Mỹ để đứng ra ký kết các hợp đồng mua bán bán và thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đối với việc mua bán và hoạt động kinh doanh của tiệm nail sau này.
Một trong những thiếu sót quan trọng mà người mua tiệm nail thường hay mắc phải nhất là những người mua là nhà đầu tư từ Việt Nam. đó là hiện nay phần lớn khách hàng có xu hướng chuyển sang thanh toán phí dịch vụ bằng thẻ. Việc này đòi hỏi trong tiệm phải có có đặt máy cà thẻ thanh toán. Thông thường, các công ty cho thuê máy cà thẻ thường yêu cầu người chủ tiệm phải có số an sinh xã hội hoạch mã số thuế cá nhân, thì lúc đó họ mới đồng ý ký kết hợp đồng cho thuê máy cà thẻ. Nhà đầu tư từ Việt Nam thường là không có số an sinh xã hội thật là mã số thuế cá nhân để để được thuê máy cà thẻ thanh toán. Vì vậy, người mua tiệm làm nhà đầu tư từ Việt Nam cần lưu ý nội dung này, và cần thiết phải có cá nhân, tổ chức có mã số thuế cá nhân, số an sinh xã hội để để giúp đứng tên trong hợp đồng thuê máy cà thẻ thanh toán.
Khâu cuối cùng trong thủ tục mua bán tiệm nail, đó là người mua phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của tiểu bang, của thành phố nơi có tiệm nail, có thể phải xin thêm một số giấy phép cần thiết tùy vào quy định của mỗi địa phương.
Tóm lại, các nhà đầu tư nếu có ý định mua tiệm nail thì nên hết sức chú ý thủ tục pháp lý trong việc mua bán tiệm để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra mà rủi ro và thiệt hại phần lớn sẽ thuộc về người mua tiệm.
Cảnh giác các chiêu lừa đảo khi mua bán tiệm tóc, tiệm nail.
Một chủ tiệm tóc người Việt xém bị lường gạt sau khi rao đăng báo bán tiệm. Một người bạn của chủ tiệm này cho biết, bạn của người này ở tiểu bang Arizona trước đó bị lừa tương tự khi bán tiệm nail, và mất $5,000.
Chị Phượng Trần, chủ nhân tiệm tóc ở Cypress, cho biết: “Tôi bán tiệm tóc đang làm ở Cypress vì xa quá, muốn bán để dời xuống Garden Grove làm cho gần nhà. Sau khi đăng báo bán thì có một ông xưng tên Hoàng, nói giọng Bắc, nghe giống giọng Nghệ An, Thanh Hóa, muốn mua giùm cho em rể là một đại gia gốc Hoa.”
Chị Phượng kể: “Tôi đăng báo bán tiệm tóc với giá $45,000, ông Hoàng bằng lòng mua không cần trả giá, và còn đề nghị tôi nâng giá lên $52,000, bởi vì ông muốn ăn lời $7,000 trong đó, do em rể giàu lắm, và ông muốn lấy công đi tới đi lui.”
“Tôi cũng thật tình với ông Hoàng là tiệm tôi chưa có máy giặt, máy sấy nên tôi trừ $2,000 để ông mua máy này phục vụ cho công việc. Như vậy tôi chỉ bán tiệm với giá $43,000, ông Hoàng có thêm tiền lời, với tổng cộng $9,000,” chị kể tiếp.
“Ông Hoàng còn dặn, buổi tối sẽ có người tên Danny, em rể ông, gọi cho tôi và tôi nhớ nói tiệm bán $52,000 để ông lấy được tiền lời. Tôi thấy mình không bị thiệt thòi gì, và ông Hoàng cũng thật tình muốn mua, nên gật đầu đồng ý,” chị kể thêm.
Chị cho hay, ông Danny rất đúng hẹn, ngay tối đó gọi lại cho chị để xác nhận có phải tiệm bán giá $52,000 không và cũng không mặc cả, đồng ý mua ngay, vì tiệm thuận đường cho “vợ bé của ông ở Việt Nam sắp qua” có chỗ làm việc.
Sau cuộc điện thoại, ông Danny nhắn tin: “Anh là Danny Chan. Gửi cho anh xin full name. Cảm ơn em. Ngày mai anh Hoàng sẽ làm việc với em.”
Theo chị Phượng, sáng hôm sau ông Hoàng chạy tới tiệm đưa cho chị một chi phiếu $9,000 và đưa tờ hợp đồng “rất là chuyên nghiệp.”
“Nội dung là, tôi là chủ tiệm đã thỏa thuận và đồng ý sang tiệm cho Cindy Chan với giá tiền là $52,000. Cindy Chan đồng ý đặt cọc (deposit) số tiền $9,500 được trả bằng một chi phiếu. Số tiền deposit này sẽ không được hoàn trả lại cho người mua nếu đã được chấp thuận. Số tiền deposit cũng không được hoàn trả nếu người mua đổi ý. Và nếu chủ bán tiệm đổi ý không bán tiệm cho Cindy Chan thì phải bồi thường số tiền bằng tiền đặt cọc cho Cindy Chan,” chị nói.
“Hợp đồng còn ghi tiếp, số tiền còn lại $42,500 sẽ được tiếp tục trả trong hai ngày sau đó với $17,500 là chi phiếu và $25,000 tiền mặt. Và sau khi hoàn tất thủ tục tiền bạc, được chủ phố đồng ý chấp thuận thì chủ tiệm sẽ bàn giao tiệm cho Cindy Chan. Bên mua đồng ý trả tiền thuê những ngày còn lại trong tháng, cũng như trả tiền an ninh cho chủ phố,” chị nêu lại nội dung trong hợp đồng.
Khi cầm tờ chi phiếu $9,000 của ông Hoàng trao, chị Phượng được ông liên tục hối thúc đi nhà băng để rút tiền.
“Trên đường đi nhà băng, ông Hoàng nói tôi nhận check thì nhớ cho ông vài ngàn uống cà phê. Tôi mới tự nói trong lòng, tiền chưa cầm được mà đòi lấy gì, cứ bỏ vô rồi tính sau. Tôi vào nhà băng Bank of America nhưng nhân viên nói là check đó tiền nhiều quá, và kêu tôi mang sang chính nhà băng Wells Fargo để rút tiền,” chị kể.
“Tôi đem check vô Wells Fargo, nhân viên ngân hàng nói 10 ngày nữa cái check mới clear. Không biết sao lúc đó ông Danny biết mà ông ấy gọi cho tôi, tôi nghĩ chắc ông Hoàng có gọi báo, nên ông Danny dặn tôi lấy cái check lại, ông ấy sẽ đưa cái check khác cho tôi,” chị kể thêm.
Hôm sau, ông Hoàng đưa chị một chi phiếu $15,000 của Citibank và cũng dặn: “Em nhớ cho anh vài ngàn uống cà phê. Tôi nghĩ trong lòng, tôi phải lấy hết $43,000 thì mới đưa tiền cho ông được, chứ tiền chưa cầm trong tay thì làm sao mà đưa trước được,” chị nói.
“Nhưng khi bỏ check vô thì nhân viên ngân hàng nói rằng check đó đọc không được, nếu tôi muốn thì đến Citibank vì check này của Citibank. Tôi bắt đầu nghi ngờ vì cả hai check tôi đến Bank of America để lấy tiền và đều không được, ngay cả đến Wells Fargo cũng không được. Ông Hoàng mới nói, để ngày mai ông ấy đưa cái check khác,” chị nói thêm.
Lại qua một ngày. “Tôi có nghi ngờ về cái check chứ chưa nghĩ ông Hoàng muốn gạt tiền mình. Tôi nói với ông rằng, đưa cái check đàng hoàng đi, chứ đưa check không có tiền, kỳ cục quá. Ông Hoàng sừng sộ lên, nói làm gì không có tiền, ông Danny giàu lắm làm gì không có tiền. Tôi mới nói, thôi vậy tính sau đi, ông muốn mua tiệm hay không tôi cũng không cần thiết nữa,” chị nhớ lại.
“Sau đó tưởng rằng ông Hoàng bỏ luôn, ai ngờ ông ấy cứ gọi tôi hoài. Rồi hôm sau ông ấy tới tiệm nữa, tiếp tục đưa cái check $25,000 của Bank of America, lấy từ credit line ra để đưa. Trên đường đi rút tiền, ông Hoàng cũng liên tục nói: ‘Em bỏ cái này vô nhớ lấy cho anh vài ngàn để anh uống cà phê. Bữa giờ đi lên đi xuống nhiều quá, mệt quá, mà không có ngàn nào hết,’” chị kể.
Lần này chị Phượng nhờ người em làm ở ngân hàng coi giùm chi phiếu, và người này khẳng định: “Check giả đó.” Chị nói với ông Hoàng thì ông này vẫn khẳng định “làm sao giả được” nhưng lấy lại chi phiếu và hẹn hôm sau sẽ đưa tiền mặt hết cho chị.
“Tôi bực quá nên nói với ông ấy là ông làm ăn gì kỳ cục quá, nếu ông muốn mua tiệm thì đưa tiền mặt, đưa $3,000 tiền mặt rồi deposit thì tôi giữ tiệm cho ông ấy, còn không thì tôi không bán. Ông Hoàng đồng ý, nhưng cả ngày hôm đó ông ấy mất tăm, tôi gọi hoài không được,” chị cho biết.
“Sau đó thì tôi nhận được tin nhắn của ông Danny, ông ấy nói đang ở Hồng Kông, khi về tới sẽ gọi cho tôi liền. Hôm sau nữa thì nhận được cuộc gọi của ông Hoàng, ông ấy nói điện thoại bị mất nên không liên lạc được với tôi, và nói tôi chờ ông Danny về rồi nói chuyện,” chị nói.
Chị kể, khi gặp Danny, chị nói thẳng: “Hai anh muốn mua thì đưa tiền mặt cho tôi, chứ tôi không muốn lấy check nữa. $1,000, $2,000, $3,000 gì cũng được, không cần $15,000, $20,000 đâu. Anh đưa tiền mặt thì tôi giữ cái tiệm này cho anh, còn không thì tôi bán cho người khác.”
Sau đó hai người thương lượng gì đó, rồi nhắn là “bị đụng xe, đi không được” và từ đó biến mất luôn.
Tiệm tóc của chị Phượng Trần.
Cả tin, mất tiền
Chị Như Nguyễn, cư dân Garden Grove, bạn của chị Phượng Trần, kể: “Chuyện của Phượng giống y chuyện của người bạn tôi bán tiệm nail ở tiểu bang Arizona. Cũng là người đàn ông xưng tên Hoàng, người lùn lùn, đen đen, khoảng trên 60 tuổi, nói giọng Bắc, cũng mua tiệm cho người quen là người gốc Hoa.”
“Phượng đỡ một cái là không bị mất tiền. Còn người bạn tôi thì mất $5,000 do bỏ check vô nhà băng mà không biết có clear hay không. Cứ nghĩ bỏ vô là đã xong rồi nên rút tiền đưa cho ông Hoàng,” chị nói.
Chị cho hay, người bạn của chị sang tiệm nail với giá $50,000, được hai người đàn ông đưa chi phiếu $10,000 và $20,000. Sau khi cầm được chi phiếu $30,000 nên đưa tiền “cò” cho ông Hoàng tổng cộng hai lần rồi ông này hứa vài ngày nữa đưa tiền đủ.
“Đưa tiền cho ông Hoàng xong thì hai ngày liên tiếp bạn tôi gọi cho hai người này thì không ai bắt máy. Cả hai ông đều biến mất tiêu,” chị Như nói.
Còn chị Trang Lê, chủ nhân tiệm nail ở Yorba Linda, kể: “Sau khi đăng báo bán tiệm thì có người tên Lê Hoàng, giọng miền Bắc, gọi cho tôi nói là muốn mua tiệm cho em gái ông là vợ của một đại gia người gốc Hoa. Ông nói là em gái ông có hai tiệm nail ở Ontario nên giờ muốn mua tiệm của tôi để phát triển thêm.”
“Ông Hoàng nói với tôi, ông không trả giá, nhưng tôi phải kê lên $9,000 thành $69,000, bởi vì ông ấy chỉ làm giùm cho em gái ông thôi, nên ông muốn lấy được tiền xăng, cà phê. Tôi thấy cũng lạ, anh em với nhau mà sao lại ăn tiền lời, nhưng vì ông ấy nói do gia đình đại gia nên tôi cũng không bận tâm,” chị kể tiếp.
“Sau đó thì ông Danny gọi cho tôi, hỏi cặn kẽ giá cả, và hứa chiều Thứ Bảy sẽ đưa ông Hoàng mang check $9,000 để đặt cọc. Do chiều cuối tuần nên nhà băng không làm việc, vì vậy tôi bỏ check vào trạm ATM. Sau này, xảy ra sự việc thì mới biết là check giả,” chị nói.
Chị cho biết, sau đó ông Hoàng “đưa cho tôi một bản hợp đồng khá là chuyên nghiệp. Nhưng trong đó có điều khá nghi ngờ là ‘Nếu chủ đất không đồng ý thì người bán tiệm không phải trả lại tiền đặt cọc.’ Ông ấy mới nói là chắc do đánh máy bị sai, với lại người bán có lỗ đâu mà sợ. Nếu không đồng ý thì ông ấy sẽ sửa lại bản hợp đồng.”
“Rồi ông ấy nói, có được tiền cọc $9,000 rồi thì cho ổng vài ngàn tiền cà phê. Không biết tại sao lúc đó thắc mắc cái hợp đồng như vậy nhưng tôi vẫn rút ra $2,000 đưa cho ông Hoàng. Đó là chưa kể, không hiểu sao tôi lại bất cẩn bỏ check vô máy ATM mà không chút đắn đo. Nhận tiền xong rồi thì ông ấy lên xe lái đi ngay,” chị thở dài nói.
“Chuyện tôi bị lừa do tôi quá cả tin, vì vậy tôi nói lên để nhiều người biết mà phòng hờ, nó sẽ đi gạt tùm lum người nữa,” chị nói.
29 bang và thành phố kiện chính phủ Mỹ về kế hoạch năng lượng mới
Ngày 14/8, 22 bang và 7 thành phố tại Mỹ đã cùng đệ đơn kiện chính quyền của Tổng thống Donald Trump nhằm ngăn chặn kế hoạch nới lỏng hạn chế với các nhà máy nhiệt điện.