Mỹ chính thức phát lệnh cấm xà phòng diệt khuẩn vì không hiệu quả và an toàn bằng xà phòng thường
11:31 03/09/2016
Trong một phán quyết cuối cùng vừa được ban hành ngày hôm nay, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức nói lệnh cấm với các sản phẩm xà phòng diệt khuẩn. Nguyên nhân được tuyên bố là chúng không hiệu quả và không an toàn bằng xà phòng thông thường.
Quyết định được đưa ra sau 3 năm xem xét đề xuất. Các nhà sản xuất xà phòng cuối cùng không thể bảo vệ được sản phẩm của họ. Những bằng chứng khoa học họ cung cấp cho FDA được đánh giá là thiếu thuyết phục.
Bởi vậy, tất cả các loại xà phòng rửa tay hay sản phẩm sát trùng trong đó chứa triclosan, triclocarbon và 17 hóa chất khác sẽ đều bị cấm. Các nhà sản xuất sẽ có 1 năm để loại bỏ chúng khỏi sản phẩm, hoặc là ngừng bán ra trên thị trường.
Triclosan, triclocarbon và 17 hóa chất khác có trong xà phòng diệt khuẩn bị cấm
Không giống như những quảng cáo mà chúng ta thường thấy, ngày nay, các nhà khoa học phát hiện ra rằng xà phòng diệt khuẩn có tác dụng rất hạn chế. Hơn nữa, rất nhiều nguy cơ có thể phát triển cùng với việc sử dụng xà phòng diệt khuẩn.
Trong đó, nổi bật nhất là nguy cơ thúc đẩy vi khuẩn trở nên kháng kháng sinh, tạo cơ hội cho chúng phát triển mạnh và phá hủy hệ vi sinh vật tồn tại cộng sinh trên cơ thể con người, trong đó bao gồm rất nhiều vi khuẩn có ích.
Trong phán quyết cuối cùng, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Đánh giá thuốc của FDA – Janet Woodcock tuyên bố: “Người tiêu dùng có thể nghĩ những chất tẩy rửa diệt khuẩn có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Nhưng chúng tôi thì không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chúng tốt hơn so với xà phòng thường và nước. Trên thực tế, một số dữ liệu chỉ ra các thành phần kháng khuẩn, trong dài hạn, có thể gây hại nhiều hơn mang lại lợi ích”.
Trở lại năm 2013, lệnh cấm xà phòng diệt khuẩn lần đầu tiên được FDA đề xuất. Khi đó, họ đã cho phép ,thậm chí là kêu gọi các nhà sản xuất xà phòng gửi dữ liệu và bằng chứng, để chứng minh sản phẩm của mình ưu việt hơn so với xà phòng thông thường đồng thời không gây hại.
Tuy nhiên, theo báo cáo của FDA, các nhà sản xuất đều không thể cung cấp dữ liệu thuyết phục, một số còn chẳng quan tâm đến bằng chứng khoa học. Ở phía ngược lại, chính các nhà sản xuất cũng âm thầm giảm dần triclosan và các hợp chất kháng khuẩn trong sản phẩm của họ.
FDA khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên sử dụng xà phòng thường và nước
Sau 3 năm nghiên cứu và xem xét, lệnh cấm cuối cùng cũng được tuyên bố. FDA khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên rửa tay với xà bông thường và nước. Họ gọi đây là “một trong những bước quan trọng nhất mà người tiêu dùng có thể làm, để phòng tránh bệnh tật cho chính mình và ngăn mầm bệnh lây lan tới người khác”.
Cũng phải lưu ý một điều rằng phán quyết chưa có tác dụng trên các sản phẩm tẩy rửa chứa cồn. FDA đang xem xét chúng một cách riêng biệt với xà phòng diệt khuẩn. Nó cũng không ảnh hưởng lên các sản phẩm khử trùng được sử dụng trong cơ sở y tế.
Kết quả một nghiên cứu mới phổ biến hôm Thứ Hai cho thấy luật California cho phép cấp bằng lái xe cho hàng trăm ngàn di dân lậu ở California có thể làm giảm các tai nạn “hit-and-run,” tức là đụng xe rồi lái đi luôn.
Ngày 1-7, California dẫn đầu một liên minh gồm 20 bang đã đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump, vì tiết lộ thông tin cá nhân của người dân liên quan chương trình Medicaid.
Đoạn video lan truyền trên TikTok đã gây xôn xao khi tuyên bố Chính phủ Mỹ vừa ban hành luật mới, cho phép bất kỳ người nhập cư nào cư trú hơn 7 năm đều có thể xin thẻ xanh nhanh chóng.
Ngay khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố trên mạng xã hội Truth Social về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam, nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới đồng loạt đưa tin nhấn mạnh cột mốc đáng chú ý trong quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Hành lang Lobito - dự án cơ sở hạ tầng xuyên lục địa ở châu Phi, một trong những chính sách năng lượng hiếm hoi thời ông Biden, được chính quyền Trump giữ lại và thúc đẩy.
Lúc 20 giờ ngày 2/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
Giáo Sư Thanh Nguyễn của trường đại học University of Connecticut được Viện Y Tế Quốc Gia (NIH) và Viện Kỹ Thuật Sinh Học và Kỹ Thuật Hình Ảnh Y Sinh Quốc Gia (NIBIB) đồng tài trợ cho ông và nhóm nghiên cứu $2.3 triệu để nghiên cứu keo sinh học tái tạo sụn.
Trong bối cảnh bất ổn toàn cầu leo thang, người dân Mỹ đang đẩy mạnh mua sắm các mặt hàng như mặt nạ phòng độc, gói lương thực dự trữ và sạc dự phòng – một "liệu pháp mua sắm" để xoa dịu nỗi lo về tương lai bất định.
Bộ Tư Pháp khởi sự tiến trình ưu tiên tước quốc tịch của người Mỹ nhập tịch bị buộc tội, theo một bản ghi nhớ công bố trong thời gian gần đây, theo Axios hôm Thứ Hai, 30 Tháng Sáu.