Mỹ đốt tỷ USD để ‘dọn sạch’ Huawei
Quá trình “dọn dẹp” những thiết bị Huawei khỏi hạ tầng mạng ở Mỹ có thể tiêu tốn một tỷ USD, chủ yếu là chi phí thay thế phần cứng cho các nhà mạng nhỏ.
12:00 25/06/2019
Theo CNET, Geoffrey Starks, thành viên Ủy ban Truyền thông Liên bang, khẳng định ngoài việc cấm sử dụng thiết bị trong quá trình xây dựng mạng lưới 5G tại Mỹ, hệ thống 3G và 4G cũ hơn cũng cần “miễn nhiễm” với các sản phẩm từ nhà sản xuất Trung Quốc.
Starks cho rằng hạ tầng viễn thông cũ sử dụng các thiết bị Huawei vẫn có thể gây nguy hiểm. Ông còn yêu cầu chính phủ Mỹ đảm bảo không có rủi ro bảo mật trong các hệ thống hiện tại.
Geoffrey Starks là thành viên Đảng Dân chủ. Ảnh: FCC.
Điều đầu tiên, theo Starks, là lập danh sách các nhà mạng sở hữu thiết bị có nguy cơ rủi ro cao. Một hiệp hội các nhà mạng nhỏ từng thông tin với ông về việc 1/4 trong tổng số 50 thành viên của họ vẫn đang sử dụng những thiết bị Huawei.
Bước tiếp theo là x.á.c định mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Quá trình này yêu cầu tìm kiếm các chương trình, mã hoặc phần cứng Huawei trên mạng viễn thông hiện tại.
Starks diễn giải: “Liệu nó có đi vào nhân của mạng, như bộ định tuyến và máy chủ không? Hay sẽ mở rộng tới ăngten và radio? Chúng ta cần phát hiện mọi thiết bị có vấn đề”.
Cuối cùng là loại bỏ chúng. Starks khẳng định giải pháp tốt nhất là “phá huỷ và thay thế”. Những nhà mạng nhỏ, vốn chọn thiết bị Huawei vì giá thành rẻ, sẽ cần tài trợ từ chính phủ để chi trả cho dự án này. Tổng chi phí dự kiến d.ao động từ 700 triệu đến một tỷ USD.
Các nhà lập pháp Mỹ lo ngại Huawei có thể là “tay trong” của chính quyền Trung Quốc, do thám và theo dõi thông tin tình báo. Tuy vậy, công ty đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc này. Chủ tịch Huawei Liang Hua cho biết sẵn sàng ký thoả thuận “không gián điệp” với bất kỳ quốc gia nào.
Huawei bị Mỹ xem như mối đe doạ an ninh quốc gia. Ảnh: PhoneArena.
Mặc dù 4 nhà mạng lớn của Mỹ hiện không sử dụng thiết bị Huawei, Geoffrey Starks vẫn x.á.c định nếu một đơn vị có vấn đề bảo mật thì “tất cả chúng ta đều như vậy”. Ông nói rằng Ủy ban Truyền thông Liên bang đang cân nhắc việc hỗ trợ Quỹ dị.ch vụ Toàn cầu cho bất kỳ nhà mạng nào có phần cứng “không an toàn”.
Huawei là nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới. Các quốc gia vẫn đang tranh cãi về việc có nên hạn chế phần cứng từ công ty Trung Quốc này trong hạ tầng mạng 5G hay không. Cho đến nay, chỉ có Mỹ, Nhật Bản, New Zealand và Australia là thông qua lệnh cấm.
Theo ZingVn
Giá Bitcoin tiếp tục tăng vọt, vượt 11.000 USD
Hai ngày sau khi vượt qua 10.000 USD, tiền kỹ thuật số này tiếp tục lập đỉnh mới.