Mỹ thừa nhận không thể đánh chặn tên lửa Triều Tiên?
Chuyên gia Mỹ thừa nhận Mỹ rất khó khăn trong việc đánh chặn các tên lửa thử nghiệm của Triều Tiên và thậm chí họ không dám thử đánh chặn chúng.
21:00 18/09/2017
Vài ngày trước một lần nữa Hoa Kỳ ghi nhận thêm cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên. Cũng giống như lần trước, tên lửa được phóng đi bay qua lãnh thổ Nhật Bản và sau đó rơi xuống biển.
Sau sự kiện này các chuyên gia của tờ báo nổi tiếng nước Mỹ The National Interest đã nhấn mạnh rằng, cả Washington cũng như Tokyo không thể làm bất cứ điều gì với tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.
Người đứng đầu Hiệp hội kiểm soát vũ khí Hoa Kỳ, ông Kingston Rafe thừa nhận rằng, đánh chặn các tên lửa hoặc ngăn chặn các cuộc thử nghiệm tương tự của Triều Tiên vô cùng khó.
“Các hệ thống phòng thủ tên lửa của chúng tôi không được thiết kế để bảo vệ các đại dương. Chúng tôi không thể sử dụng hệ thống phòng thủ THAAD. Thậm chí hệ thống Patriot cũng không phù hợp với nhiệm vụ này vì nó được thiết kế để bảo vệ chống lại các tên lửa tầm ngắn với tốc độ nhỏ”, chuyên gia này cho biết.
Về mặt lý thuyết, Hoa Kỳ có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên bằng các tên lửa đạn đạo liên lục địa được trang bị trên các tàu tuần dương hoặc tàu khu trục của Hải quân Mỹ.
Tuy nhiên điều này sẽ rất khó khăn vì có thể đe dọa đến các khu dân cư, hơn nữa không thể xác định chính xác khi nào diễn ra cuộc thử nghiệm và theo hướng nào nên vị trí các tàu hoạt động không thuận lợi”.
Ngoài ra, chuyên gia này cũng khẳng định rằng, với loại tên lửa này của Triều Tiên, tên lửa đạnh chặn SM-3 của họ cũng bất lực. Nhiệm vụ này vượt quá khả năng của chúng.
“Nếu các tàu chiến của Hải quân Mỹ không bố trí chính xác dọc theo quỹ đạo bay hoặc bên cạnh quỹ đạo bay của tên lửa Triều Tiên thì đánh chặn chúng gần như là không thể”, ông Rafe nói.
Hơn nữa việc khó xác định mục tiêu hoặc thậm chí có thể xác định nhưng chưa chắc chắn người Mỹ sẽ khai hỏa. Bởi vì nếu đánh chặn không thành công, sẽ rất xấu hổ và hình ảnh của quân đội Mỹ sẽ bị ảnh hưởng, làm giảm sự tự tin của quân đội Mỹ, chuyên gia này kết luận.
Trước đó ngày 15/9 Triều Tiên đã tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo. Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên án mạnh mẽ hành động này và đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Điều đáng chú ý là tên lửa phóng lần này bay được 3.700 km, với độ cao 770 km, lớn hơn nhiều so với tên lửa Hwasong-12 mà Triều Tiên phóng ngày 29/8 bay được 2.700km với độ cao 550km.
Điều này cho thấy một sự tiến bộ nhảy vọt của Triều Tiên. Vụ thử tên lửa ngày 15/9 với đường bay qua Nhật Bản mà không gặp phải bất kỳ sự ngăn chặn hay phản ứng nào từ Nhật Bản và Mỹ, ngoài những lời nói “sáo rỗng”, theo chuyên gia chắc chắn sẽ càng khuyến khích Triều Tiên tiến hành các vụ phóng tiếp theo trong tương lai.
Vụ thử tên lửa lần này đã buộc Mỹ phải thừa nhận rằng Triều Tiên có khả năng gắn các thiết bị hạt nhân vào tên lửa đạn đạo và hoàn toàn đủ khả năng tấn công các lực lượng của Mỹ.
Một lần nữa Triều Tiên đã buộc Mỹ phải nối lại cuộc thảo luận ở các cấp cao nhất trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm tìm ra biện pháp ngăn chặn sự phát triển đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Minh Tú
Nguồn: Báo Đất Việt
Bốn du khách Mỹ bị tấn công bằng axit ở Pháp
Các nữ du khách Mỹ bị tạt axit tại một nhà ga ở thành phố Marseilles, miền Nam nước Pháp.