Mỹ thừa nhận sẽ thất bại nếu đánh tổng lực với quân đội Nga

Theo Dakota Wood, nhà nghiên cứu cấp cao tại viện nghiên cứu The Heritage Foundation của Mỹ, nếu xảy ra chiến tranh với Nga, Mỹ sẽ không thể giành được chiến thắng bởi các lý do.

04:00 24/05/2021

Wood lấy các lực lượng vũ trang của Mỹ trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc (năm 1991) làm hình mẫu cơ sở. Khi đó quân đội Mỹ có ưu thế về số lượng, chất lượng vũ khí và hiệu quả trong việc huấn luyện con người. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Quân đội Mỹ bắt đầu xuống cấp.

Dakota Wood lập luận rằng, phần lớn vũ khí trong Quân đội (Lục quân) và Thủy quân lục chiến Mỹ đã được trang bị vào những năm 1980. Những vũ khí đó có thể vẫn hiệu quả ở Trung Đông và Bắc Phi. Nhưng đối với một cuộc đụng độ quân sự với Nga, và có thể là cả với Trung Quốc, rõ ràng nó đã lạc hậu.

Lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ cũng không khá hơn là bao. Máy bay chiến đấu F/A-18 trên tàu sân bay, có hệ số chiến đấu thấp và thiếu phụ tùng thay thế; Hải quân Mỹ buộc phải tận dụng phụ tùng, bằng cách “sẻ thịt” những máy bay cũ, ở những “nghĩa địa” máy bay.

Tình hình với các tàu sân bay của Hải quân Mỹ cũng khá bi đát, như sự kiện cách đây hai năm cho thấy, tàu sân bay Abraham Lincoln sau khi hoàn thành 6 tháng nhiệm vụ trực chiến trên biển, nhưng không có tàu khác thay thế, buộc con tàu này phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong 4 tháng tiếp theo.

Trong lúc đó có bảy tàu sân bay đang được sửa chữa tại các xưởng; một chiếc đang chuẩn bị cho một cuộc đại tu lớn; một chiếc không có đủ máy bay. Chiếc Harry Truman được cử đến để thay thế Lincoln, đã bị hỏng trên đường đi và được đưa đi sửa chữa.

Lực lượng không quân hiện đang khó khăn về nhân sự, nhất là phi công, khi hàng loạt phi công quân sự chuyển sang làm phi công hàng không dân dụng với chế độ ưu đãi tốt hơn; bên cạnh đó là việc Không quân Mỹ cắt giảm đáng kể các chuyến bay huấn luyện, so với thời kỳ chiến tranh Lạnh, khiến phi công Mỹ khó chiếm ưu thế trước phi công Nga.

Wood đánh giá: Thời điểm vàng để xây dựng quân đội hùng mạnh của thế kỷ 21 đã không còn. Quân đội Mỹ hiện này vẫn là hiện thân của quân đội Mỹ thế kỷ XX. Trong khi đó, các đối thủ truyền thống là Nga và Trung Quốc đã không lãng phí thời gian, trong việc tạo ra những bước phát triển đột phá về vũ khí mới nhất.

Các đối thủ của Mỹ đã đầu tư hiệu quả vào lực lượng vũ trang của họ trong 20 năm qua, trang bị vũ khí và thiết bị quân sự tiên tiến; đặc biệt tạo bước đột phá về chất trong huấn luyện và tác chiến. Bằng chứng là các cuộc tập trận và diễn tập của họ diễn ra với quy mô lớn.

Bên cạnh đó các lực lượng đồng minh NATO của Mỹ còn không chú trọng phát triển lực lượng quân sự. Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, không ai có thể giúp đỡ Mỹ. Đồng minh chính là Anh, thông báo rằng họ đang tổ chức lại quân đội của mình, với trọng tâm chính là không gian mạng, vũ trụ và các hoạt động đặc biệt.

Nói một cách hài hước theo Wood, quân đội Anh sau khi cải tổ, sẽ tương đương quân đội Liechtenstein. Hạm đội Anh lừng lẫy một thời, nay chỉ có 18 tàu, trong đó có một tàu sân bay liên tục bị hỏng. Quy mô quân đội của Anh ở mức thấp chưa từng có.

Cuối những năm 1980, Tây Đức có 5.000 xe tăng chiến đấu chủ lực để chống lại mối đe dọa từ phía Đông; bây giờ chỉ còn dưới ba trăm xe tăng. Cả Đức, Ý và Pháp đều không thể tiến hành các chiến dịch không quân, mà không có sự hỗ trợ của Không quân Mỹ, vì họ thiếu máy bay tiếp dầu trên không.

Ngay cả trong Không quân Mỹ, công nghệ vẫn chưa ngang tầm. Nếu lấy tên lửa không quân của Mỹ để so sánh, thì người châu Âu đã vượt qua họ về chất lượng. Đó là tên lửa không đối không tầm xa Meteor, do Đức hợp tác với một số nước châu Âu chế tạo.

Sức mạnh của các lực lượng vũ trang, không chỉ phụ thuộc vào quy mô ngân sách quân sự, mà còn phụ thuộc vào hiệu quả của số tiền được chi tiêu. Quân đội Mỹ trong những năm qua, quản lý ngân sách quân sự thiếu hiểu quả; minh chứng rõ nhất là chương trình chế tạo máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm.

Theo các chuyên gia quân sự đánh giá, chương trình F-35 của Mỹ là chương trình hoàn toàn thất bại, mặc dù một khoản ngân sách khổng lồ đã được chi, do một số đặc điểm của F-35 không đạt được yêu cầu, của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Tiếp đến là trong nhiều năm, các nhà phát triển đã phải vật lộn với những sai lầm trong quá trình thiết kế và không có hồi kết cho quá trình này và chi phí vận hành F-35 là cực kỳ khủng khiếp. Không quân Mỹ tuyên bố rằng, ngân sách duy trì F-35 sẽ phá hoại hàng không quân sự.

Cũng liên quan đến F-35, Lầu Năm Góc đã vỡ mộng với loại máy bay chiến đấu liên quân này; họ đang có ý định giảm đáng kể khối lượng mua F-35 của mình và bắt đầu chương trình phát triển một loại máy bay chiến đấu mới, để thay thế cả F-22 và F-35. Vân đề này đã được công bố gần đây.

Nếu người Mỹ đừng “vật lộn” với F-35, mà phân bổ nguồn lực hợp lý, có thể tạo ra loại vũ khí nguy hiểm hơn nhiều, đó là vũ khí siêu vượt thanh. Hiện các đối thủ của Mỹ là Nga và Trung Quốc, đã có bước tiến xa trong lĩnh vực này, khi có trong tay hàng loạt vũ khí như vậy.

Từ tất cả những điều trên, có thể rút ra kết luận sau, bất kể Mỹ đã hứa hỗ trợ ai để “kiềm chế sự xâm lược của Nga”, thì những điều này chỉ là tồn tại trên lời hứa; bởi vì ngay bản thân Quân đội Mỹ cũng không có các nguồn lực cần thiết cho việc này và hiện nay, Mỹ không thể thắng trong một cuộc đối đầu tổng lực với Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tags:
Chính quyền Trump bí mật thu thập hồ sơ phóng viên CNN

Chính quyền Trump bí mật thu thập hồ sơ phóng viên CNN

Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump hồi năm ngoái từng bí mật tìm kiếm và thu thập số điện thoại, thông tin trao đổi email của một phóng viên CNN.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất