Mỳ tôm đã chiếm ngôi thuốc lá và trở thành loại “tiền tệ” hấp dẫn nhất tại các nhà tù của Mỹ.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố hôm 22/8 do ông Michael Gibson-Light tại Đại học Arizona tiến hành thì mỳ tôm trở thành mặt hàng “nóng” nhất trong thị trường chợ đen tại nhà tù.
Mỳ tôm đang trở thành mặt hàng “nóng” trong các nhà tù Mỹ.
Trong một năm, Gibson-Light đã kiên trì phỏng vấn khoảng 60 tù nhân đang thụ án tại một nhà tù mà ông không tiết lộ tên. Từ đó, ông thu được kết quả rằng mỳ tôm đã đánh bại thuốc lá để trở thành vật phẩm khiến các tù nhân khao khát nhất.
Gibson-Light cũng đưa ra nhận định rằng hiện tượng này không chỉ bó gọn trong nhà tù ông tiến hành nghiên cứu mà còn xuất hiện ở nhiều nơi khác.
Gibson-Light nhận ra rằng thị trường thực phẩm chợ đen trong các nhà tù Mỹ trở nên sôi động hơn sau khi biện pháp tiết kiệm chi phí được áp dụng khiến bữa ăn của các tù nhân giảm cả về lượng và chất. Các tù nhân cũng thừa nhận họ không có đủ năng lượng vì vậy mỳ tôm đã trở thành sự lựa chọn số 1.
Tù nhân Mỹ lo thiếu năng lượng vì các bữa ăn bị cắt giảm.
Tờ Guardian trích lời một tù nhân có tên Rogers thú nhận: “Mọi thứ trong nhà tù đều có thể sử dụng thay cho tiền mặt”.
Tại nhà tù Gibson-Light thực hiện cuộc nghiên cứu, một chiếc áo nỉ trị giá 11 USD mới đổi được 2 gói mỳ tôm và 5 điếu thuốc lá đổi 1 gói mỳ. Điều này thậm chí dẫn tới các cuộc ẩu đả giữa tù nhân vì món ăn giàu năng lượng này.
Trên thực tế mỳ tôm đã là món ăn “tủ” của các tù nhân trong một thời gian dài. Gustavo “Goose” Alvarez, người từng trải qua hơn một thập niên “bóc lịch” trong tù đã viết cuốn sách khá nổi tiếng có tiêu đề (tạm dịch) “Mỳ tôm trong tù: Công thức và những câu chuyện sau song sắt”.
Trong cuốn sách xuất bản năm 2015 này, Alvarez đã kể lại về cuộc đụng độ căng thẳng giữa nhóm tù nhân gốc Mỹ Latinh và tù nhân da màu được giải hòa bằng việc các tù nhân cùng chung tay nấu mỳ tôm.
Chính phủ Mỹ đã chi 52,4 tỉ USD cho các dịch vụ trong nhà tù vào năm 2012. Tuy nhiên chi phí này không đáp ứng đủ số lượng tù nhân đang ngày càng “phình to” tại Mỹ với ước tính tăng 343% trong khoảng thời gian từ năm 1980 tới 2013.
Kết quả một nghiên cứu mới phổ biến hôm Thứ Hai cho thấy luật California cho phép cấp bằng lái xe cho hàng trăm ngàn di dân lậu ở California có thể làm giảm các tai nạn “hit-and-run,” tức là đụng xe rồi lái đi luôn.
Tại sân bay ở Riyadh, Thái tử Mohammed dùng tay phải vỗ vào ngực trái để chào tạm biệt khi Tổng thống Mỹ lên chuyên cơ, khiến ông Trump đáp lại bằng cử chỉ tương tự.
Thống đốc California kêu gọi "giành lại đường phố, vỉa hè", nơi người vô gia cư dựng lều trại, đề xuất nội dung mẫu để các thành phố và hạt trong bang áp dụng lệnh cấm.
Ông José Mujica, cựu Tổng thống Uruguay được cả thế giới ngưỡng mộ với lối sống giản dị, qua đời hôm 13/5, ở tuổi 89 sau thời gian chống chọi bệnh ung thư.
Chương trình EB5 được xem là một trong những con đường nhanh nhất để nhà đầu tư nước ngoài có được thẻ xanh Mỹ, thông qua việc đầu tư tạo việc làm cho người bản xứ. Tuy nhiên, sự hấp dẫn này lại đi kèm với không ít rủi ro – đặc biệt là rủi ro pháp lý khi chính sách bị sửa đổi. Những thay đổi bất ngờ từng khiến nhiều nhà đầu tư bị “kẹt” giữa những khoảng trống luật định.
Thống đốc California kêu gọi "giành lại đường phố, vỉa hè", nơi người vô gia cư dựng lều trại, đề xuất nội dung mẫu để các thành phố và hạt trong bang áp dụng lệnh cấm.