NASA "đánh thức" động cơ ngủ yên suốt 37 năm của tàu Voyager 1

NASA vừa gửi lệnh kích hoạt động cơ đẩy dự phòng đã “ngủ yên” suốt 37 năm của Voyager 1 và mất 19 giờ 35 phút để nhận lại tín hiệu từ con tàu.

06:41 05/12/2017

 

(Ảnh: NASA, ESA, and G. Bacon (STScI))

“Người mở đường” Voyager 1 vẫn đang tiếp tục sứ mệnh của mình khám phá vũ trụ sâu thẳm. Tính đến nay, con tàu đã đi được 20 tỉ kilomet, gấp 40 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời và vẫn có thể liên lạc được với chúng ta.

Tuần trước, NASA đã gửi lệnh kích hoạt động cơ đẩy dự phòng đã “ngủ yên” suốt 37 năm của Voyager 1 và mất 19 giờ 35 phút để nhận lại tín hiệu từ con tàu.

Trong hơn 40 năm kể từ lúc Voyager 1 được phóng đi vào ngày 5 tháng 9 năm 1977, các động cơ đẩy đã đảm đương việc điều khiển hướng bay của tàu, bảo đảm cho ăng-ten quay đúng hướng về phía Trái Đất, phục vụ quá trình liên lạc.

Tuy nhiên, sau hơn 4 thập kỉ, những động cơ đẩy bắt đầu xuống cấp. Để Voyager 1 tồn tại, động cơ đẩy dự phòng Trajectory Correction Maneuver (TCM) phải được kích hoạt.

TCM đã “ngủ yên” từ năm 1980. Vì thế các chuyên gia cần bảo đảm động cơ vẫn có thể hoạt động. Kĩ sư trưởng của nhóm chuyên gia về lực đẩy ở JPL, ông Chris Jones cho biết việc đánh thức TCM đòi hỏi tìm lại dữ liệu từ những năm đầu tiên của dự án.”

TCM có kích thước và chức năng tương tự các động cơ đẩy chính, nhưng nằm ở phía sau tàu và vận hành theo kiểu khác. Thay vì dùng khí gas, các động cơ đẩy TCM nổ theo các chuỗi ngắn. Chúng từng được kích hoạt vào 8 tháng 11 năm 1980, khi Voyager 1 bay gần Sao Thổ.

Kết quả cuộc thử nghiệm tuần trước cho thấy TCM có thể hoạt động tốt. Giám đốc dự án, bà Suzanne Dodd cho biết động cơ đẩy dự phòng sẽ giúp con tàu thám hiểm hoạt động thêm khoảng 3 năm nữa.

Các động cơ đẩy của Voyager hoạt động nhờ vào hydrazine, với trữ lượng đủ để động cơ vận hành đến năm 2040. Tuy vậy, chúng ta sẽ mất liên lạc với con tàu trước lúc đó. Hệ thống phát điện chạy bằng plutonium của Voyage dự kiến sẽ dừng hoạt động năm 2023.

Từ thành công của Voyager 1, các chuyên gia dự định sẽ tiến hành thử nghiệm tương tự lên Voyager 2 khi con tàu này rời khỏi hệ mặt trời trong vài năm tới.

Nguồn: Science Alert
Tags:
NASA phát hiện các đại dương nằm ngoài Hệ Mặt Trời có thể giúp con người duy trì sự sống

NASA phát hiện các đại dương nằm ngoài Hệ Mặt Trời có thể giúp con người duy trì sự sống

NASA mới đây đã tiết lộ rằng, họ phát hiện được các đại dương chứa nước nằm ngoài Hệ Mặt Trời. Đây được coi là thông tin không thể tốt hơn để giúp duy trì sự sống của con người bên ngoài Trái Đất trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất