'пCoV ᵭã cɦấɱ ɗứł ʋới пɢười Đɑп Mạcɦ' пɦờ łiêɱ cɦủпɢ 72%, ɾɑ ᵭườпɢ ƙɦôпɢ còп ρɦải пé пɦɑᴜ
‘Sốпɢ cɦᴜпɢ ʋới ʋiɾᴜs’ có ℓẽ ℓà łừ ƙɦóɑ ɱà ɱọi пɢười ᵭềᴜ có łɦể łɦấy ʋà ᵭã ɓiếł ƙɦi łɦeo ɗõi các ρɦươпɢ łiệп ɓáo cɦí łɾᴜyềп łɦôпɢ. Tᴜy пɦiêп, sốпɢ cɦᴜпɢ пɦư łɦế пào ℓà ɱộł ‘ɓài łoáп ƙɦó’. Bởi, ƙɦôпɢ ρɦải cứ łɦícɦ ℓà sốпɢ cɦᴜпɢ ᵭược ɱà cầп có ƙế ɦoạcɦ ɾõ ɾàпɢ. Bài ɦọc củɑ Isɾɑeℓ ƙɦiếп пước пày ʋội áρ ɗụпɢ ℓệпɦ ρɦoпɢ łỏɑ łɾở ℓại sɑᴜ 5 łɦáпɢ ɱở cửɑ ʋẫп còп ᵭó.
22:00 12/09/2021
Tuy nhiên, mới đây một quốc gia đã ‘mạnh tay’ chuẩn bị cho sự trở lại cuộc sống bình thường của người dân. Đó chính là Đan Mạch.
‘Cô vít’ đã chấm dứt với người Đan Mạch. Đó là nhận định trong một bài báo của tờ Telegraph (Anh) vào hôm 7/9. Trước đó, chính phủ nước này từng tuyên bố rằng nCoV không còn là mối đe dọa nghiêm trọng với xã hội nhờ 72% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ.
Thông tin cụ thể về kế hoạch chuẩn bị cho công cuộc ‘sống chung với virus’ này được báo chí đăng tải như sau.
Người đã tiêm chủng được vào nhà hàng, quán bar ở Đan Mạch kể từ hồi tháng 4. Ảnh: Reuters
Đất nước đầu tiên chuẩn bị bỏ lệnh giãn cách, tìm được cách sống chung với virus
Bộ trưởng Bộ Y tế Đan Mạch thông báo: Dịch bệnh đã trong tầm kiểm soát. Ông thừa nhận rằng thẩm quyền áp dụng các biện pháp đặc biệt liên quan tới dịch bệnh này của chính phủ sắp kết thúc (dự kiến là vào ngày 10/9).
Trước đó, ngày 11/3/2020, Đan Mạch là quốc gia bắc Âu đầu tiên áp dụng lệnh phong tỏa. Hiện tại, đây cũng là đất nước đầu tiên tiếp tục đi đầu trong việc dỡ bỏ hạn chế này.
Thời gian tới, Đan Mạch có thể sẽ trở thành ‘hình mẫu’ cho các nước trên thế giới học tập trong việc xây dựng lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, Đan Mạch không khẳng định rằng họ đã tiêu diệt được virus, chỉ là họ đã tìm được cách sống chung với nó.
Theo chính phủ Đan Mạch, quốc gia này có thể chịu được tỷ lệ lây nhiễm cao hơn. Bởi 95% số người dễ bị tổn thương, sống trong viện dưỡng lão và trên 60 tuổi đã được tiêm phòng đầy đủ.
Thủ tướng Đan Mạch tuyên bố: ‘Vắc xin là siêu vũ khí đánh bại hết thảy. Cuộc sống thường ngày may mắn đã trở lại ở hầu hết các địa phương. Chúng tôi hy vọng là có thể tránh được những cuộc phong tỏa lớn trong tương lai’.
Việc trở lại cuộc sống như trước đại dịch đã được Đan Mạch chuẩn bị từ vài tháng trước. Từ cuối tháng 8, chính phủ Đan Mạch đã thông báo kế hoạch giảm dần cơ sở hạ tầng xét nghiệm. Đồng thời, đóng cửa toàn bộ địa điểm test nhanh trước cuối tháng 9.
Người dân Đan Mạch thoải mái đi bộ trên đường. Ảnh: Reuters
Quy định giãn cách 1m cũng bị hủy bỏ. Nghĩa là người dân ra đường không còn phải né tránh nhau, không cần dành ghế trống trong nhà thờ và rạp chiếu phim. Từ tuần này, học sinh và trẻ mẫu giáo cũng không bị lập tức cho nghỉ nếu bạn học hay giáo viên dương tính nữa.
Người tới quán bar, nhà hàng của Đan Mạch cũng không phải trình giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin hoặc xét nghiệm âm tính (coronapas)nữa. Quy định hàng quán phải đóng cửa trước 2h đã được dỡ bỏ. Lễ hội âm nhạc cũng được hoạt động hết công suất và hộp đêm cũng hoạt động trở lại sau 18 tháng đóng cửa.
Những điều này được diễn ra từ từ trong lúc số ca nhiễm mỗi tuần của Đan Mạch tăng gấp 5 lần so với mức thấp nhất vào cuối tháng 6.
PGS. Viggo Andreasen (TT PandemiX, Đại học Roskilde) cho hay: Chúng ta ít thấy tình hình dịch nghiêm trọng ở Đan Mạch. Vì thế, công chúng và chính khách chắn chắn đều hiểu rằng đây không phải mối đe dọa với xã hội.
Một nửa số người chưa được tiêm chủng sẽ đạt miễn dịch nhờ mắc bệnh
Cũng giống các quốc gia khác, Đan Mạch lúc này đang có số ca nhiễm ở mức cao. Tuy nhiên, mỗi tuần nước này chỉ ghi nhận hơn 10 ca qua đời, thấp hơn con số 200 ca/tuần hồi tháng 1 – thời điểm dịch bệnh tồi tệ nhất ở Đan Mạch.
Học sinh Đan Mạch trở lại trường học. Ảnh: TTXVN
Từ đầu tháng 8, số người phải nằm viện vì nCoV tăng gấp đôi. Tới ngày 7/9, số bệnh nhân nằm viện là 123 người.
Dù vậy, nhóm người từ 15 – 18 tuổi, chỉ có 43,5% đã tiêm chủng còn nhóm 20 – 29 tuổi đang tụt lại phía sau.
GS. Andreasen ước tính: Khi các giới hạn phòng dịch được dỡ bỏ, khoảng 1 nửa số người chưa được tiêm chủng (không muốn tiêm, chưa có điều kiện tiêm, đang dưới 12 tuổi) cũng sẽ có miễn dịch thông qua việc mắc bệnh trong vòng 6 tháng.
Tại Anh, khi ngày học sinh đi học sắp tới gần, nhiều người kêu gọi cần có thêm quy định về khẩu trang, xét nghiệm, cách ly, hệ thống thông khí. Thế nhưng, tại Đan Mạch tình hình hoàn toàn ngược lại.
Tuần trước, các đảng phái của Đan Mạch đã lên tiếng kêu gọi cho phép trẻ em tiếp xúc với người được xác định dương tính không cần phải tự cách ly ở nhà.
Kể từ cuối tháng 9 hoặc có thể sớm hơn, giáo viên, học sinh từ 12 – 16 tuổi được khuyến cáo nên xét nghiệm nhanh mỗi 72 giờ hoặc PCR mỗi 96 giờ chứ không phải bắt buộc. Với học sinh cấp 3, không có bất kì khuyến nghị nào.
‘Cô vít’ đã chấm dứt với người Đan Mạch. Đó là nhận định trong một bài báo của tờ Telegraph (Anh) vào hôm 7/9. Trước đó, chính phủ nước này từng tuyên bố rằng nCoV không còn là mối đe dọa nghiêm trọng với xã hội nhờ 72% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ.
Một giáo viên người Mỹ đang dạy tiếng Anh và nghệ thuật tại 1 trường cấp 2 ở Đan Mạch cho biết: Nhìn vào các ca nhập viện và số trẻ nằm viện trên thế giới, ‘tôi cảm thấy rất lo lắng’. Đại dịch chưa chấm dứt, song buổi sáng khi anh đi tài hỏa, cả khoang đã chật kín người. Và điều đó khiến vị giáo viên này khó chịu.
Một người Mỹ đang sống tại thủ đô Đan Mạch bày tỏ mối lo ngại về triệu chứng ‘Covid kéo dài’. ‘Dường như thật trái đạo đức khi nói rằng trẻ em có thể mắc bệnh để có miễn dịch. Trong khi đó, họ biết rõ điều này có rủi ro, để lại khiếm khuyến tư duy vĩnh viễn cho các em’, người phụ nữ này chia sẻ.
Một quản lý quán bar tại thủ đô của Đan Mạch cho biết: Coronapas rất hữu dụng khi Đan Mạch là nước đầu tiên sử dụng giấy chứng nhận này vào 6 tháng trước. ‘Chúng ta cứ xem chuyện gì sẽ xảy ra. Điều tôi hơi sợ là đám thanh niên tuổi đôi mươi sẽ phát cuồng trong các hộp đêm và phá hoại hết thảy’, ông nói.
GS. Andresen cho rằng: Những nỗi lo ngại này không phải không có căn cứ. Bởi, chiến lược của Đan Mạch hiện nay là khiến người trưởng thành chưa tiêm chủng phải đối mặt với rủi ro nghiêm trọng.
Đồng thời, ông cũng cho rằng để virus tự do lây lan trong trường học có thể mang lại những mối nguy hiểm khó lường. Do đó, ông tin rằng học sinh từng tiếp xúc với người dương tính nên tiếp tục được cách ly và xét nghiệm.
Như vậy, theo thông tin từ báo chí thì tới thời điểm này, Đan Mạch đang là quốc gia chuẩn bị cho việc trở lại cuộc sống bình thường ‘như chưa hề có covid’. Tuy nhiên, thành công tới đâu còn cần thời gian xem xét. Bởi trước đó, Israel cũng đã ‘mạnh tay’ gỡ bỏ lệnh cấm và giờ này đang phải đối mặt với làn sóng dịch nghiêm trọng.
Nguồn: Tổng hợp
BS người Việt ở Nhật ngày làm ở bệnh viện, tối vẫn chơi với con không ngại lây COVID: Bí quyết rất đơn giản
Nhật Bản mỗi ngày ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc nhưng vị bác sĩ này vẫn bình tĩnh. Sau 1 ngày làm việc ở bệnh viện về nhà anh vẫn chơi đùa cùng các con. Nhiều người hỏi không sợ lây COVID-19 cho gia đình sao? Anh cho biết nếu biết rõ cách phòng bệnh thì vẫn có thể sống chung với virus, theo Doanh nghiệp tiếp thị.