New York hồi sinh chậm hơn phần còn lại của nước Mỹ

New York - trung tâm tài chính của nước Mỹ - là một thành phố toàn cầu. Khi nền kinh tế thế giới lao đao vì dịch Covid-19, thành phố bị nhấn chìm trong khủng hoảng.

03:30 28/10/2020

Theo New York Times, ông Mark Zandi - chuyên gia kinh tế trưởng tại hãng nghiên cứu Moody’s Analytics - dự đoán New York sẽ mất nhiều hơn phần còn lại của đất nước khoảng 2 năm để phục hồi thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra. Theo ông, quá trình này có thể kéo dài đến năm 2023 đối với các khu vực khác và 2025 với riêng New York.

Cho đến nay, công ăn việc làm tại New York khôi phục chậm hơn những thành phố lớn khác. Theo cơ quan lao động của bang New York, tính đến tháng 9, số lượng việc làm ở thành phố vẫn thấp hơn 600.000 so với một năm trước đó.

Tháng 9, hơn 2,3 triệu cư dân của bang New York nhận trợ cấp thất nghiệp, theo chuyên gia kinh tế James Parrot tại New School. Trong số đó, ít nhất 1,3 triệu cư dân thành phố không có việc làm.

Những thiệt hại này tập trung vào 5 ngành công nghiệp chủ chốt. Đó là nhà hàng, khách sạn, nghệ thuật, vận tải và dịch vụ tòa nhà. Chúng phụ thuộc vào hoạt động di chuyển, du lịch và kinh doanh. Khi những chuyên gia không đến văn phòng, các nhân viên làm việc ở tòa nhà văn phòng cũng bị cho nghỉ việc.

New York - trung tâm tài chính của - là một thành phố toàn cầu. Khi nền kinh tế thế giới lao đao vì dịch Covid-19, thành phố bị nhấn chìm trong khủng hoảng.

Theo New York Times, ông Mark Zandi - chuyên gia kinh tế trưởng tại hãng nghiên cứu Moody’s Analytics - dự đoán New York sẽ mất nhiều hơn phần còn lại của đất nước khoảng 2 năm để phục hồi thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra. Theo ông, quá trình này có thể kéo dài đến năm 2023 đối với các khu vực khác và 2025 với riêng New York.

Cho đến nay, công ăn việc làm tại New York khôi phục chậm hơn những thành phố lớn khác. Theo cơ quan lao động của bang New York, tính đến tháng 9, số lượng việc làm ở thành phố vẫn thấp hơn 600.000 so với một năm trước đó.

Tháng 9, hơn 2,3 triệu cư dân của bang New York nhận trợ cấp thất nghiệp, theo chuyên gia kinh tế James Parrot tại New School. Trong số đó, ít nhất 1,3 triệu cư dân thành phố không có việc làm.

Những thiệt hại này tập trung vào 5 ngành công nghiệp chủ chốt. Đó là nhà hàng, khách sạn, nghệ thuật, vận tải và dịch vụ tòa nhà. Chúng phụ thuộc vào hoạt động di chuyển, du lịch và kinh doanh. Khi những chuyên gia không đến văn phòng, các nhân viên làm việc ở tòa nhà văn phòng cũng bị cho nghỉ việc.

Cuoc khung hoang tai New York anh 1

Cuộc khủng hoảng việc làm sẽ tàn phá New York lâu hơn các thành phố khác. Ảnh: New York Times.

Phục hồi chậm hơn

"Những thứ mà chúng ta cho rằng giúp đa dạng hóa nền kinh tế của thành phố giờ trở thành gánh nặng lớn trong thời kỳ dịch Covid-19", ông Parrot bình luận. Sự suy thoái của nền kinh tế địa phương được phơi bày rõ dọc theo nhiều khu nhà ở quận Manhattan.

Các văn phòng trống rỗng, nhà hàng, cửa hiệu đóng cửa, những địa điểm tụ tập như Công viên Bryant nay yên tĩnh một cách kỳ lạ. Trong những tuần gần đây, các nhà quản lý của một số tòa nhà văn phòng đã gọi nhân viên an ninh và nhân viên vệ sinh trở lại làm việc.

Tuy nhiên, số người lao động quay lại chỉ chiếm một phần nhỏ. Một số công ty công nghệ lớn như Google yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà đến mùa hè năm sau. Theo ông Denis Johnston, Phó chủ tịch Liên minh Nhân viên dịch vụ Quốc tế, quản lý của các tòa nhà văn phòng lớn cho biết chỉ có khoảng 15% khách thuê trở lại vào đầu mùa thu.

Ngay cả một tòa nhà uy tín như tòa nhà 102 tầng Empire State Building cũng gặp khó khăn trong việc thu hút khách thuê trở lại. Anh Mariusz Dudziec, một nhân viên khuân vác đã làm việc ở đó hơn 7 năm, cho biết tòa nhà đã sa thải công nhân vào cuối mùa hè, ngay sau khi gọi họ trở lại.

Cuoc khung hoang tai New York anh 2

Nhịp sống thành phố New York chậm lại vì dịch Covid-19. Ảnh: NYT.

Anh Dudziec, 27 tuổi, hy vọng sẽ sớm được trở lại làm việc. Nhưng anh phải xếp sau các đồng nghiệp làm việc lâu năm hơn. Kể từ mùa xuân, anh Dudziec đã nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Số tiền này đủ để anh trang trải hóa đơn. Anh nhớ sự náo nhiệt thường thấy xung quanh tòa nhà. Trước đây, nơi này thu hút khách du lịch từ bình minh đến tận đêm khuya. "Giờ ở nhà thật nhàm chán", anh Dudziec than thở.

Thành phố New York có rất nhiều tòa nhà lớn, tạo ra một nguồn việc làm đáng kể. Năm ngoái, khoảng 43.000 người, bao gồm nhân viên sảnh, nhân viên vận hành thang máy, nhân viên dọn dẹp và khuân vác, làm việc trong các tòa nhà thương mại và dân cư của thành phố.

Lĩnh vực dịch vụ tòa nhà đã chịu tổn thất nặng nề vì đại dịch Covid-19. Vào tháng 9, số lượng việc làm giảm gần 35%, tức 14.400 vị trí, so với một năm trước đó.

Thực tại khó chấp nhận

Tuy nhiên, mức sụt giảm trên vẫn còn nhỏ hơn nhiều so với sự tàn phá mà các doanh nghiệp phụ thuộc vào khách du lịch, như nhà hàng, khách sạn và nhà hát Broadway, phải chịu đựng. Các ngành biểu diễn nghệ thuật và thể thao đã mất hơn 2/3 số lượng công việc. Hơn 165.000 người làm việc trong các nhà hàng, quán bar và khách sạn bị mất việc.

Ông Zandi tại Moody's cho biết 3 lĩnh vực này tập trung ở New York nhiều hơn hầu hết thành phố khác. Điều đó làm trầm trọng cuộc khủng hoảng việc làm tại đây. "New York phụ thuộc vào các ngành công nghiệp đang bị đại dịch đè nặng. Đó là một thành phố toàn cầu và giờ nền kinh tế toàn cầu ngừng hoạt động", ông nhận định.

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, nền kinh tế New York tăng trưởng ổn định trong hơn 10 năm. Lượng du khách hàng năm tăng vọt từ 45,8 triệu năm 2009 lên 66,6 triệu vào năm 2019.

Dưới thời Thị trưởng Michael R. Bloomberg, thành phố nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp công nghệ và thu hút những tập đoàn khổng lồ. Nhóm đại gia công nghệ Google, Facebook, Amazon và Apple sử dụng 22.000 người lao động New York.

Cuoc khung hoang tai New York anh 3

Hàng trăm nghìn cư dân New York không còn việc làm. Ảnh: New York Times.

Tuy nhiên, đến cuối mùa hè, thành phố chỉ tái tạo lại khoảng 30% số việc làm bị mất trong tháng 3 và tháng 4. "Thật khó để chấp nhận thực tế là chúng ta vẫn mất 500.000-600.000 việc làm đến cuối năm nay", ông Parrott bình luận. Ông cho biết giới lao động tự do cũng gặp rất nhiều khó khăn, ví dụ như công nhân dọn nhà vệ sinh ở các tòa nhà.

Bà Barbara Bonham, một công nhân dọn vệ sinh tại tòa tháp văn phòng đối diện Trump Tower, dọn dẹp khoảng 50 nhà vệ sinh mỗi đêm trước khi bà bị cho nghỉ việc vào tháng 3. Vào cuối tháng 9, bảo hiểm y tế hết hạn khiến bà Bonham cực kỳ lo lắng.

Anh trai của bà qua đời vì Covid-19. Người đàn bà sống tại Brooklyn cho biết bà và ba người khác đang chờ mòn mỏi từng ngày để được thuê làm việc trở lại. “Có lẽ tôi sẽ trở lại làm việc vào tháng 12 hoặc tháng 1", bà hi vọng.

Link nguồn: https://zingnews.vn/new-york-hoi-sinh-cham-hon-phan-con-lai-cua-nuoc-my-post1146542.html

Tags:
Nước Mỹ chờ đợi điều bất ngờ trong chặng cuối cuộc đua vào Nhà Trắng

Nước Mỹ chờ đợi điều bất ngờ trong chặng cuối cuộc đua vào Nhà Trắng

Chỉ hơn 1 tuần nữa nước Mỹ sẽ bước vào sự kiện quan trọng- cuộc bầu cử Tổng thống nhằm tìm ra người chèo lái nền kinh tế số 1 thế giới.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất