Newt Gingrich: Vì sao tôi từ chối công nhận ông Biden đắc cử

Ông Newt Gingrich, cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, được bầu vào Ủy ban Chính sách của Bộ Quốc phòng gần đây và đã đăng tải bài viết đầu tiên bày tỏ việc từ chối công nhận ông Biden đã đắc cử tổng thống.

11:30 22/12/2020

Ngày 19/12, ông Gingrich đã đăng một bài bình luận trên trang web Newsmax, kênh truyền thông Hoa Kỳ, với tựa đề: “Tôi lo lắng về Hoa Kỳ, nhưng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ”.

Bài viết mở đầu: “Có người hỏi tôi tại sao tôi không thừa nhận rằng Biden đã thắng cuộc bầu cử năm 2020. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi nhận ra rằng sự tức giận và sợ hãi trong nội tâm tôi đến từ toàn bộ hoàn cảnh của cuộc bầu cử. Đây là điều tôi chưa từng trải qua trong sự nghiệp của mình suốt 60 năm qua.”

Tiếp theo, ông Gingrich trình bày chi tiết các cuộc khủng hoảng khác nhau mà Hoa Kỳ đã phải đối mặt trong bốn năm qua. Sau đây là một phần bản dịch.

Sau chiến thắng của TT. Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ông đã bị tấn công bởi vụ “thông đồng Nga”. Những người phe cánh tả thậm chí đã thảo luận về cách thức luận tội ông trước khi TT. Trump nhậm chức. Các kênh truyền thông cánh tả đóng vai trò chủ mưu về mọi mặt.

Bốn năm sau, chúng ta biết rằng nhóm của bà Hillary Clinton đã cung cấp tài chính cho lời nói dối “thông đồng Nga”. FBI đã sử dụng các biện pháp bất hợp pháp để tham gia vào đó 2 lần. Lần đầu tiên là sau khi bà Hillary Clinton xóa 33.000 email, FBI tránh thảo luận về các vấn đề truy tố, nhưng đã hủy ổ cứng. Lần thứ hai họ nói dối các thẩm phán của FISA (Đạo luật Giám sát Tình báo Nước ngoài), buộc tội cựu cố vấn an ninh quốc gia, Tướng Michael Flynn, sau đó đối đầu với TT. Trump và nghe lén các thành viên trong nhóm của ông.

TT. Trump đã giành được 74 triệu phiếu bầu trong cuộc bầu cử này. Kể từ cuộc bầu cử, tôi chưa từng thấy hy vọng nào để ông Biden có thể vượt qua con số này. Tôi từ chối thừa nhận chiến thắng của ông Biden là nhằm vào hoàn cảnh của cuộc bầu cử này.

“New York Post” là tờ báo lớn thứ tư và lâu đời của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi “New York Post” đưa tin không có lợi cho chiến thắng của ông Biden, Twitter và Facebook đã ngay lập tức tiến hành kiểm duyệt. Lúc này, “New York Times” và “Washington Post” đang ở đâu?

Ngoài ra, còn có vụ bê bối Hunter Biden, hiện giờ các kênh truyền thông cánh tả (hãng tin giả) đã không thể trốn tránh hay che giấu.

Gia tộc Biden đã nhận ít nhất 5 triệu đô la Mỹ từ một công ty do Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Quốc) kiểm soát (Công ty Năng lượng Hoa Tín Trung Quốc, CEFC). Đây là một hành vi nhận hối lộ một cách ngang nhiên. Những cử tri đã bỏ phiếu cho ông Biden hoặc không biết điều đó, hoặc được cho biết rằng đó là thông tin sai lệch của Nga. Khi biết được sự thật, 17% người Mỹ đã yêu cầu bỏ phiếu lại.

Tờ Washington Post hô hào một cách đạo đức giả khẩu hiệu “Dân chủ chết trong bóng tối”. Nhưng đáng buồn thay, Washington Post cũng là một phần của bóng tối (quyền lực).

Đây (những vụ bê bối của phe cánh tả) chỉ là sự khởi đầu.

Khi Twitter ‘kiểm duyệt’ 4 trong số 5 bài đăng của ông Rush Limbaugh, người dẫn chương trình truyền hình trong một ngày, tôi đã bắt đầu lo lắng về Hoa Kỳ.

Khi tôi thấy Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerburg chi 400 triệu đô la để ‘kêu gọi’ chính quyền thành phố, nhằm ‘tối đa hóa’ số lượng cử tri ở các khu vực bầu cử do đảng Dân chủ kiểm soát, hoàn toàn phớt lờ các quy định bầu cử và tiêu chuẩn quản lý, tôi đã bắt đầu lo lắng về Hoa Kỳ.

Khi tôi thấy các quy định của Apple (được thông báo với một số nhà phát triển chương trình Apple TV + vào năm 2018) ‘đừng chọc giận Trung Quốc’, khi tôi thấy NBA (Hiệp hội bóng rổ nhà nghề Mỹ) ‘quỳ gối’ trước chính quyền Bắc Kinh, tôi đã bắt đầu lo lắng về Hoa Kỳ.

Khi tôi nhìn thấy một số lượng lớn các vụ gian lận bầu cử xuất hiện, các kênh truyền thông (dòng chính) lẽ ra nên đưa tin từ góc độ tôn trọng nghề nghiệp và điều tra sự thật, nhưng trên thực tế họ lại không đề cập đến một lời. Tôi biết có điều gì đó không ổn.”

Chính quá trình bầu cử đã khiến hàng triệu người Mỹ dần mất đi niềm tin.

Mỗi bang dao động đều vi phạm luật của tiểu bang mình, gửi hàng triệu phiếu bầu cho các cử tri qua đường bưu điện. Vấn đề này đã được đề cập trong các vụ kiện của Texas ở 4 bang dao động, nhưng lại bị Tòa án Tối cao bác bỏ, với lý do các vấn đề về thủ tục, chứ không phải vì bản thân vụ án.

Ngoài ra, các bang dao động đã không còn thực hiện quy tắc thông thường là xác minh chữ ký của các lá phiếu gửi qua thư.

Hơn nữa, tỷ lệ từ chối của các lá phiếu gửi qua đường bưu điện thấp một cách bất thường. Ví dụ, tỷ lệ từ chối của bang Georgia vào năm 2016 là 6,5%, năm nay chỉ còn 0,2%; bang Pennsylvania giảm từ 1% năm 2016 xuống còn 0,003% trong năm nay; và bang Nevada giảm từ 1,6% xuống 0,75%.

Bất kỳ điều nào nêu trên cũng đủ để thuyết phục những người ủng hộ TT. Trump rằng, phe kiến chế (thân cộng) đã công khai đánh cắp Hoa Kỳ. Nếu họ không bị trừng phạt vì điều này, họ sẽ ngày càng hủ bại và kiêu ngạo hơn.

Trong khoảng 4 năm qua, phe kiến chế đã “vũ trang đầy mình” để tấn công TT. Trump, nhưng bây giờ họ lại nói rằng chúng ta đang phá hủy nền dân chủ.

TT. Trump có hơn 74 triệu người ủng hộ, nếu không vì sự hỗn loạn trong cuộc bầu cử, thì số phiếu bầu còn nhiều hơn. Sự thật là phe kiến chế đã khiến hàng chục triệu người Mỹ phản đối và giận dữ.

Dựa trên tình hình hiện tại, tôi sẽ không thừa nhận rằng, một người có con trai bị Trung Quốc mua chuộc lại được bầu làm tổng thống hợp pháp. Tôi không thể cho rằng, kết quả bầu cử hiện tại là hợp pháp và đáng được tôn trọng.

ôi cảm thấy buồn từ tận đáy lòng rằng, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đau đớn: Người được bầu làm tổng thống trong 4 năm tới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu xã hội của Hoa Kỳ và việc liệu người dân Mỹ sẽ tiếp tục có được tự do nữa hay không?”

Ông Newt Gingrich từng là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2012. Hiện ông là chủ tịch của Gingrich 360, một tập đoàn tư vấn, giáo dục và sản xuất truyền thông của Mỹ. Ông là người dẫn chương trình của Podcast “Newt’s World” và là tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất “New York Times”. Cuốn sách mới nhất của ông là “Trump and the American Future” (Trump và Tương lai Hoa Kỳ).

Tiêu Nhiên, Vision Times tiếng Trung

Link nguồn: https://trithucvn.org/the-gioi/newt-gingrich-vi-sao-toi-tu-choi-cong-nhan-ong-biden-dac-cu.html

Tags:
Chuyện khó tin về du học sinh Việt “con nhà người ta” : Học bổng 5 tỉ, lương 85.000 USD nhưng muốn trở về Việt Nam?

Chuyện khó tin về du học sinh Việt “con nhà người ta” : Học bổng 5 tỉ, lương 85.000 USD nhưng muốn trở về Việt Nam?

Câu chuyện của cô gái “con nhà người ta” trong truyền thuyết sau đây có thể sẽ khiến bạn khó tin: Đạt học bổng 5 tỉ và được nhận vào làm với mức lương lên đến 85.000 USD/năm ở Mỹ, nhưng cô vẫn ấp ủ mong muốn được trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp để đóng góp cho đất nước.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất