Ngay lúc Hong Kong biểu tình, một "cuộc chiến" khác cũng diễn ra xuyên màn đêm tại TQ

Cuộc biểu tình với kỉ lục lên tới 2 triệu người không chỉ làm chấn động cả Hong Kong mà còn thu hút sự chú ý của cả thế giới.

06:00 20/06/2019

Vạn Lý Trường Thành trên mạng

Trong khi Trưởng Đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga lên tiếng xin lỗi người dân về dự luật dẫn độ gây tranh cãi, một số nhà hoạt động tại Trung Quốc đã liên tục đăng đi đăng lại đoạn video có nội dung này. 

Tuy nhiên, chỉ sau vài phút đăng tải, tất cả những thông tin, hình ảnh và video có liên quan tới Hong Kong đều nhanh chóng bị hệ thống kiểm duyệt mạng của Trung Quốc "xóa sạch". 

Kiểm duyệt đã trở thành một nét đặc trưng ở Trung Quốc. Các nội dung thể hiện sự bất bình, chỉ trích đều nhanh chóng bị loại bỏ và quyền truy cập tới mạng xã hội và truyền thông phương Tây đều hầu hết bị chặn. Nhiều người đã gọi đây là "Vạn Lý Trường Thành trên mạng" hoặc "Tường lửa Vạn Lý Trường Thành".

Trong những ngày vừa qua, hệ thống kiểm duyệt hoạt động với tần suất cao hơn bao giờ hết. Theo LATimes, tất cả nội dung có liên quan tới cuộc biểu tình kỉ lục ở Hong Kong đều bị gỡ bỏ. Thậm chí một giai điệu được hát trong cuộc biểu tình cũng bị xóa khỏi QQ - một trong những trang phát nhạc phổ biến nhất ở Trung Quốc.

China Digital Times, một trang web nghiên cứu về kiểm duyệt ở Trung Quốc, cho biết chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu truyền thông xóa mọi video liên quan đến biểu tình ở Hong Kong. Cụm từ "Let's Go Hong Kong" cũng bị cấm.

Trả lời LATimes, một nhà hoạt động ở Trung Quốc nói sau mỗi lần Hong Kong biểu tình, ông đều thức cả đêm để chia sẻ các đoạn video và ảnh lên các nhóm trò chuyện trên mạng xã hội - tuy nhiên các nội dung này đều bị gỡ bỏ "gần như ngay lập tức".

Trong khi đó, phía Trung Quốc đã gọi cuộc biểu tình ở Hong Kong là một sự kiện bạo lực bị kích động bởi "các thế lực nước ngoài" với mục tiêu hủy hoại Hong Kong và phá hoại mô hình "một quốc gia, hai chế độ" của Trung Quốc. 

Cáo buộc của Bắc Kinh

Hong Kong từng là thuộc địa của Anh và được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. 

Quyết định hoãn dự luật dẫn độ của bà Lâm gợi nhắc lại sự kiện tương tự hồi năm 2003, khi chính phủ Hong Kong buộc phải hủy một luật an ninh do sự phản đối quá dữ dội từ người dân.

Hiện tại, truyền thông Trung Quốc khẳng định rằng Bắc Kinh vẫn sẽ ủng hộ bà Lâm và cho rằng người lãnh đạo Hong Kong sẽ không lùi bước "trước cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố hoặc sự can thiệp với mục đích xấu của chính phủ nước ngoài". 

Hu Xijin, tổng biên tập của tờ Global Times, viết trên Twitter rằng các cuộc biểu tình sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới Hong Kong. 

"Với một nền kinh tế phát triển, Hong Kong đã chứng kiến quá nhiều cuộc biểu tình trong những năm qua. Điều này không có lợi cho thành phố," ông Hu viết.

Ông Hu cáo buộc phía Mỹ đã lợi dụng Hong Kong để gây áp lực với Bắc Kinh bằng việc gây ra "những lời phàn nàn giả tạo".

"Đây là sự khiêu khích nguy hiểm. Có thể thấy những chính trị gia Mỹ đang muốn biến Hong Kong thành một khu vực hỗn loạn bởi những cuộc biểu tình bạo lực không kiểm soát trên đường phố".

"Sau khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc, Mỹ liên tục can thiệp vào chuyện nội bộ ở Hong Kong. Điều này cho thấy mưu tính chiến lược của họ: nếu Hong Kong không thuộc về phương Tây, thì hãy biến thành phố này trở thành vấn đề khó giải quyết của Trung Quốc," ông Hu viết.

theo Trí Thức Trẻ

Tags:
Báo Trung Quốc đổi trắng thay đen, loan tin người Hồng Kông ‘biểu tình chống Mỹ’

Báo Trung Quốc đổi trắng thay đen, loan tin người Hồng Kông ‘biểu tình chống Mỹ’

Hàng loạt cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông trong khoảng một tuần qua đã trở thành những tiêu đề nóng trên truyền thông toàn cầu, thế nhưng trái với báo chí quốc tế, các kênh phát ngôn tại Trung Quốc Đại lục lại đưa thông tin theo một “kịch bản” hoàn toàn khác với thực tế.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất