Nghệ sĩ Chí Tài có thể được đưa về Mỹ làm tang lễ
Đồng nghiệp nói ca sĩ Phương Loan - vợ diễn viên Chí Tài - muốn đưa chồng về Mỹ làm tang lễ nên không tổ chức lễ viếng ở TP HCM.
06:30 10/12/2020
Các đồng nghiệp liên lạc với vợ cố nghệ sĩ tại Mỹ và cho biết nguyện vọng của chị. Phía pháp y hoàn thành khám nghiệm thi thể danh hài và bảo quản trong phòng lạnh. Khoảng 4-5 ngày tới, sau khi Hoài Linh và người thân lo xong thủ tục, dự kiến thi hài được đưa về Mỹ. Anh đột quỵ vào chiều 9/12, tại cầu thang khu chung cư ở quận Phú Nhuận, TP HCM. Được đưa đi cấp cứu nhưng diễn viên qua đời tại bệnh viện.
Trước đó, Hoài Linh và các đồng nghiệp dự định đứng ra lo liệu tang lễ cho Chí Tài vì anh sống một mình.
Từ lâu, Hoài Linh và Chí Tài không chỉ là bạn diễn ăn ý mà còn giữ tình bạn đẹp ngoài đời. Năm 1999, khi Chí Tài về nước hoạt động, vợ anh gửi gắm chồng cho Hoài Linh chăm sóc. Kết hôn năm 1987 đến nay, vợ chồng anh chưa có con nhưng luôn hạnh phúc. Do Chí Tài luôn đi về trong nước và Mỹ biểu diễn, họ thường sống xa nhau.
20 năm trước, khi là một nhạc công của ban nhạc Chí Tài Brothers, Chí Tài gặp Hoài Linh trên sân khấu hải ngoại. Nhờ lối trò chuyện có duyên, hài hước cùng gương mặt "tếu táo" nên Hoài Linh ngỏ ý mời anh làm bạn diễn chung sân khấu. Từ đó, cả hai thân thiết, vui buồn, hoạn nạn luôn có nhau. Trong tất cả show của cố danh hài đều có Hoài Linh. Hoài Linh từng nói: "Không phải khoe chứ tôi với anh Tài 20 năm nay chưa từng có tiếng to tiếng nhỏ nào hết cả. Anh em hiểu ý nhau và thông cảm cho nhau mỗi khi gặp khó khăn".
Hoài Linh có thể kể rành rọt các tật xấu của đồng nghiệp như ngủ ngáy. Những khi lưu diễn chung ở cùng phòng, anh phải uống thuốc để dễ ngủ. Trong tất cả dịp lễ kỷ niệm sinh nhật của bạn thân, Chí Tài đều có mặt. Anh thường đến nhà đánh đàn cho mẹ của Hoài Linh ca hát.
Nghệ sĩ hài Chí Tài tên đầy đủ là Nguyễn Chí Tài, sinh năm 1958. Năm 1981, anh sang Mỹ định cư. Ban đầu, anh định đi , vi tính và ngừng hoạt động văn nghệ. Tuy nhiên, đam mê nghệ thuật giữ anh ở lại với nghề ca hát. Bất chấp sự phản đối của gia đình, anh ghi danh đi học khóa dạy đàn và lớp nhạc jazz. Được cha dành một khoản tiền hưu mua tặng dàn âm thanh điện tử, gồm trống đàn, nhạc cụ, Chí Tài lập nhóm nhạc "Chi Tai's Brothers", gồm các thành viên: Chí Thiện (keyboard), Quang Mỹ (bass), Phương Loan (ca sĩ chính), Kiều Linh (trumpet), Chí Thái (trống), Trịnh Nam Sơn (kèn, keyboard) và Chí Tài (guitar chính, hát nền). Nghệ sĩ còn mở studio làm hòa âm và thu âm cho nhiều ca sĩ nổi tiếng tại hải ngoại.
Những năm 1999-2000, Chí Tài chuyển sang vai trò nghệ sĩ hài và nhanh chóng được khán giả yêu mến. Anh gắn bó với nhóm kịch Thúy Nga và thường xuyên biểu diễn trong loạt chương trình văn nghệ giải trí nổi tiếng tại hải ngoại, cùng Quang Minh, Hồng Đào, Trang Thanh Lan, Kiều Linh, Uyên Chi, Kiều Oanh, Lê Tín, Hoài Linh, Thúy Nga, Hoài Tâm, Việt Hương, Hương Thủy, Bé Tý...
Về nước biểu diễn từ đầu những năm 2000, Chí Tài chiếm cảm tình khán giả bằng phong cách nhẹ nhàng, châm biếm nhưng không lên gân. Ngoài đình đám trên sân khấu hài với hàng trăm tiểu phẩm - liveshow, anh còn diễn xuất ở lĩnh vực cải lương - kịch: Nửa đời hương phấn, Tình yêu tướng cướp...Chí Tài cũng là gương mặt quen thuộc của màn ảnh với hàng loạt phim: Công chúa teen và ngũ hổ tướng(2010), Lâu đài tình ái(vai ông Tiến, 2010), Trái đắng (vai ông Dẫu, 2010), Kỳ phùng địch thủ(vai ông Nghi, 2010), Những nàng công chúa nổi tiếng (vai ông Tín, 2010), Phố trọ Luxubu (ông Bu, 2014), Cưới chạy (vai ông Hai Mơ, 2014), Vết xước (ông Sù, 2017), phim điện ảnh Dạ cổ hoài lang (vai ông Năm Triều, 2017), Chuyện xóm tui (vai nghệ sĩ Chí Tài, 2020)...
Ngày 8.12 là “dấu chấm hết” cho nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử của ông Trump?
Ở Mỹ, ngày 8.12 không phải là ngày có bất kỳ ý nghĩa nào – không phải ngày lễ, cũng không phải ngày gắn với bất kỳ sự kiện lịch sử nào. Nhưng năm nay, ngày 8.12 đánh dấu thời điểm các bang “chốt” danh sách đại cử tri sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống.