Người đàn ông Mỹ có 96 con

Dylan Stone-Miller đã thực hiện một chuyến đi gần 15.000 km vào mùa hè này để gặp 96 đứa con được sinh ra từ tinh trùng hiến tặng của mình.

21:57 24/09/2023

Mọi chuyện bắt đầu ba năm trước, Dylan, một kỹ sư phần mềm 32 tuổi, ở Atlanta, bang Georgia nhận được tin nhắn của một người xưng tên Alicia Bowes. "Tôi thực sự hy vọng bạn không cảm thấy bị xâm phạm dưới bất kỳ hình thức nào, nhưng đây là Lễ Tạ ơn của Canada và tôi muốn nói gia đình tôi rất biết ơn bạn".

Alicia đã theo dõi Dylan từ manh mối hồ sơ người hiến tặng tinh trùng và mạng xã hội. Dylan cho cô và bạn đời đồng tính hai đứa con tên Harper và Hallow.

Khi lần đầu tiên nhìn thấy hình ảnh Harper, một đứa trẻ mới biết đi có đôi mắt xanh và mái tóc xoăn vàng, Dylan nói đã rơi nước mắt và có những cảm giác thân thuộc bất ngờ.

"Tôi coi cô bé như đứa con đầu lòng. Khi gặp Harper mới ba tuổi, tôi quyết định nuôi dưỡng mối quan hệ với càng nhiều đứa con càng tốt", anh nói.

Dylan cho hai con gái Harper và Harlow đi chơi trong chuyến thăm năm 2022. Ảnh: WSJ

Dylan cho hai con gái Harper và Harlow đi chơi trong chuyến thăm năm 2022. Ảnh: WSJ

Dylan và mẹ của Harper thành lập thành một nhóm, lấy tên "Xytex 5186 Offspring" - theo tên mã số của Dylan trong ngân hàng tinh trùng. Nhiều người khác bắt đầu tham gia nhóm. Khi kỹ sư phần mềm này nói muốn gặp con của họ, 20 cặp cha mẹ đã đồng ý. "Tôi tham gia nhóm này vào thời điểm khó khăn nhất cuộc đời. Vợ cũ và con của cô ấy bỏ đi và tôi cảm thấy thất bại", anh chia sẻ.

Dylan bỏ việc, dùng tiền tiết kiệm để tìm gặp và xây dựng mối quan hệ với các con. Kế hoạch này của anh được hỗ trợ bởi các công nghệ thụ tinh ống nghiệm, Internet và xét nghiệm ADN ngày càng rẻ. Những tiến bộ này đã giúp tìm ra cha ruột, mà trước đây phần lớn các ngân hàng đều giấu kín.

Quy tắc bảo mật trong hiến tinh trùng đã thay đổi vào thời điểm Dylan Stone-Miller bắt đầu khi còn là một sinh viên. Anh đã cho phép ngân hàng tinh trùng tiết lộ danh tính của mình cho bất kỳ người con nào khi chúng tròn 18 tuổi. Việc gia nhập nhóm Facebook đã mở ra cánh cửa sớm nhiều năm. "Tôi muốn nhìn bọn trẻ lớn lên", anh nói.

Một số bậc cha mẹ quyết định không muốn liên quan gì đến anh. Những người chào đón anh đến nhà đang cố gắng tìm hiểu vai trò của anh - một người cha ruột, một người cha hiến tặng, một vị khách hay một người bạn đặc biệt. Cả họ và Dylan đều không chắc chắn về ranh giới.

"Có những khoảnh khắc mà Dylan cảm thấy bị xâm phạm. Đó là việc chúng tôi tìm ra ranh giới là gì, cũng như việc anh ấy tìm ra ranh giới của mình", Alicia, người cho phép Dylan đến thăm hai lần trong năm qua cho biết.

Bà Rebecca Stone, mẹ Dylan cho biết không thể giải thích được động cơ của con. Tuy nhiên bà vui khi thấy những bức ảnh con gửi về. "Tôi có thể nhìn thấy những nét của Dylan ở hầu hết những đứa trẻ. Rất nhiều người trong số họ có tóc vàng và mắt xanh giống Dylan. Tôi có thể nhìn thấy tia lửa mà Dylan luôn có ở trong những đứa trẻ", bà nói.

Dylan choiw với con trai Cal mùa hè năm nay. Ảnh: WSJ

Dylan chơi với con trai Cal mùa hè năm nay. Ảnh: WSJ

Hành trình đi gặp mặt 96 đứa con của Dylan bắt đầu cuối tháng 5. Đầu tiên anh tới thăm Cal, đứa con 6 tuổi sống ở ngoại ô Atlanta với hai người mẹ. Dylan đã thăm con vài lần trong hai năm qua. Cậu bé nói với hai mẹ rằng muốn dành thời gian riêng với Dylan. Họ đi mua đồ chơi, sau đó chơi với hai người mẹ và em trai 3 tuổi, cũng sinh ra từ tinh trùng của Dylan ở công viên suốt buổi chiều. Đến lúc phải chia tay, Cal rất buồn và Dylan cũng vậy. "Thật khó để nói lời tạm biệt", anh nói.

Mẹ của Cal, Harris, rất biết ơn về chuyến thăm. "Nơi chúng tôi sống, không có gia đình nào như gia đình chúng tôi. Kể từ khi biết Dylan, cậu bé Cal đã tự tin hơn rất nhiều và sẵn sàng đáp trả những lời miệt thị "đứa trẻ không có bố" của người khác.

Hai ngày sau, Dylan rời nhà trên chiếc xe chứa đầy quần áo, dụng cụ cắm trại, đồ chơi và sách cho trẻ em. Điểm dừng chân tiếp theo của anh là phía đông Connecticut để gặp Mac Wraichette, 5 tuổi. Jessie Wraichette, một trong hai người mẹ của Mac, kể lại: "Ngay khi tỉnh dậy, thằng bé hỏi: 'Dylan có đến không?". Đó là chuyến thăm thứ ba của Dylan với gia đình.

Dylan dành 9 ngày, thời gian dài nhất cho Harper và Harlow ở Edmonton, Canada. Đầu tiên anh thuê nhà cạnh chỗ các con. Trông hai đứa con cho các mẹ đi chơi một đêm. Anh làm bữa tối, đánh răng và đọc truyện cho hai con trước khi ngủ.

Dylan Stone-Miller trong chuyến thăm con ruột J và Cal, cùng hai mẹ là Lindsay Murphy và Lindsay Harris mùa hè năm nay. Ảnh: WSJ

Dylan Stone-Miller trong chuyến thăm con ruột J và Cal, cùng hai mẹ là Lindsay Murphy và Lindsay Harris mùa hè năm nay. Ảnh: WSJ

Nhà Bowes thừa nhận sự phức tạp của mối quan hệ, từ vai trò của Dylan trong cuộc sống của họ cho đến việc gọi anh là gì. "Tôi không muốn Harper cảm thấy con bé có thể gọi anh ấy bằng bất cứ thứ gì. Anh ấy không phải là bố con bé. Nếu con bé nói điều đó trước mặt chúng tôi, chúng tôi sẽ nói thẳng: 'Dylan không phải là bố của con. Con không có bố. Con có một người tài trợ", Alicia nói.

Điều đó không dễ chịu với Dylan. "Thật khó để nhìn thẳng vào mắt con gái ruột của tôi và nói với nó rằng tôi không phải là bố của nó", anh chia sẻ.

Đỉnh điểm xung đột là Harper và Harlow có một người anh trai, Huxley, qua đời ba ngày sau khi sinh. Để tưởng nhớ Huxley, hai người mẹ đã cho xăm những hình đặc biệt (xóa được) lên tay Harper và Harlow. Nghe câu chuyện, người cha ruột Dylan cũng thấy mất mát. Anh đã xăm hình đó lên tay.

Dylan chụp hình và hỏi ý kiến hai người mẹ. Ban đầu họ nói ổn, nhưng sau đó quyết định ký ức về Huxley là của riêng gia đình họ, Dylan không được tham gia vào.

Khi hiểu Dylan nhiều hơn, mọi đều cảm thấy thoải mái. Nhưng Alicia có cảm giác Dylan sẽ tự cho mình có nhiều quyền hơn theo thời gian và điều này có thể gây ra rắc rối.

"Chúng tôi cần dựng những bức tường để bảo vệ các con và gia đình mình, nhưng cũng phải đủ thoải mái cho anh ấy có thể bước vào", cô nói.

Bảo Nhiên (Theo WSJ)

Tags:
Việt kiều, nghe có vẻ thì sang đấy, nhưng cũng chỉ là vẻ bên ngoài mà thôi, cái mác đánh đổi bằng mồ hôi và xương máu!

Việt kiều, nghe có vẻ thì sang đấy, nhưng cũng chỉ là vẻ bên ngoài mà thôi, cái mác đánh đổi bằng mồ hôi và xương máu!

Tôi hay đọc các bài viết về Mỹ, nhưng đến bây giờ mới chợt nhận ra rất rất ít người kể về nổi khó khăn, nỗi khổ của những người Việt định cư Mỹ, cũng như là được kể từ chính những người này.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất