Người được bảo lãnh nhận trợ cấp ảnh hưởng người bảo trợ như thế nào?

Vào ngày 23 Tháng Năm, 2019, Tổng Thống Donald Trump đã ban hành một thông báo chỉ đạo các cơ quan liên quan cập nhật hoặc ban hành các thủ tục, hướng dẫn và quy định, để thực thi nghiêm chỉnh các luật hiện hành về bồi thường và hoàn trả lại khi người nhập cư được bảo trợ lãnh trợ cấp chính phủ được coi là “means-tested public benefits” (tạm dịch là trợ cấp công cộng) như SNAP, Medicaid và TANF.

08:00 02/06/2019

Chỉ đạo này không phải là luật mới mà là chỉ đạo để chấp hành luật di trú đã có từ năm 1996 một cách khắt khe và chặt chẽ hơn.

Chương trình SNAP là Supplemental Nutrition Assistance Program và trước đây chúng ta thường gọi là food stamps.

Medicaid là chương trình của tiểu bang và liên bang cung cấp bảo hiểm y tế cho những người có thu nhập rất thấp.

Chương trình TANF là Temporary Assistance for Needy Families. Chương trình này cung cấp lợi ích tiền mặt mỗi tháng dành cho các gia đình có thu nhập thấp và có trẻ em. Chương trình TANF được chính phủ liên bang tài trợ, nhưng mỗi tiểu bang thiết lập một chương trình với các quy tắc dành riêng cho tiểu bang đó.

Như quý bạn đọc biết, khi bảo lãnh cho thân nhân, mẫu bảo trợ tài chính là mẫu đơn cần thiết phải nộp cho Sở Di Trú USCIS hoặc Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ trước khi hồ sơ được chấp thuận. Khi người bảo trợ ký tên vào mẫu bảo trợ tài chính, người bảo trợ đồng ý sẽ bồi thường hoặc hoàn trả lại khi người được bảo trợ lãnh bất cứ trợ cấp nào được coi là “means-tested public benefits.”

Thông báo này có mục đích là chỉ đạo các cơ quan liên quan cập nhật hoặc ban hành thủ tục, hướng dẫn, và các quy định, để bảo đảm rằng người không phải là công dân Hoa Kỳ không được nhận lợi ích công cộng và nếu đã lãnh được lợi ích công cộng thì các cơ quan liên quan sẽ đòi người bảo trợ phải bồi thường. Một vài cơ quan liên quan được đề cập trên là Bộ Tư Pháp, Bộ An Ninh Nội Chính, Bộ Lao Động, Bộ Ngân Khố…

Những thủ tục chính phủ Hoa Kỳ muốn lập như: 1) thông báo người bảo lãnh số tiền phải bồi thường; 2) thông báo Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp và Bộ Trưởng Bộ An Ninh Nội Chính khi người bảo trợ không hoàn trả số tiền trợ cấp để Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp có thể kiện và đưa người bảo trợ ra tòa để đòi bồi thường; và 3) thủ tục chia sẻ dữ liệu với các cơ quan liên bang để giúp những cơ quan đó trong vấn đề đòi bồi thường.

Hy vọng là trong thời gian sắp tới chính phủ Hoa Kỳ sẽ định nghĩa “means-tested public benefits” là những chương trình trợ cấp nào là vì từ năm 1996 đến bây giờ định nghĩa của “means-tested public benefits” không được rõ ràng.

Tuy rằng thông báo chỉ đạo này chỉ nhắc tới chương trình SNAP, TANF và Medicaid mà thôi, không có nghĩa là những chương trình trợ cấp khác không được coi là “means-tested public benefits.” Nếu những chương trình trợ cấp khác được coi là “means-tested public benefits” thì chính phủ Hoa Kỳ sẽ đòi bồi thường những quyền lợi lãnh được.

Trong những thời gian tới, chúng tôi sẽ cập nhật về thông báo chỉ đạo này khi chúng tôi có thêm chi tiết sau khi chỉ đạo này được chấp hành.

Bản tin chiếu khán

Theo yêu cầu của quý bạn đọc, sau đây là bản thông tin chiếu khán cho Tháng Sáu, 2019.

Ưu tiên 1 – priority date là ngày 15 Tháng Hai, 2012, tức là ưu tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

Ưu tiên 2A – priority date là ngày 15 Tháng Bảy, 2017, tức là ưu tiên được dành cho vợ, chồng, hoặc con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.

Ưu tiên 2B – priority date là ngày 15 Tháng Năm, 2013, tức là ưu tiên được dành cho con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.

Ưu tiên 3 – priority date là ngày 22 Tháng Mười Hai, 2006, tức là ưu tiên được dành cho con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

Ưu tiên 4 – priority date là ngày 1 Tháng Tư, 2006, tức là ưu tiên được dành cho anh, chị hoặc em của công dân Hoa Kỳ.

Tags:
Bảo lãnh con độc thân dưới 21 tuổi

Bảo lãnh con độc thân dưới 21 tuổi

Luật Di Trú Hoa Kỳ là loại luật rất phức tạp, do đó, theo yêu cầu của đa số bạn đọc cần am tường và thấu hiểu về luật này,

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất