Người già muốn gia đình yên ấm thì có 3 điều nhất định phải giấu con cháu
Người lớn tuổi muốn có một cuộc sống hưu trí thoải mái trong những năm cuối đời thì "3 điều" sau đây nhất định không được bày ra trước mặt con cháu.
08:11 01/07/2023
Cuộc sống sau khi nghỉ hưu là một giai đoạn mới đối với nhiều người cao niên. Một số người tận hưởng sự tự do và nhàn hạ, trong khi những người khác cảm thấy lạc lõng và trống rỗng.
Trên thực tế, cuộc sống sau khi nghỉ hưu có thể rất thú vị, chỉ cần chúng ta sắp xếp hợp lý là sẽ tìm ra con đường phù hợp với mình.
Người lớn tuổi muốn có một cuộc sống hưu trí thoải mái trong những năm cuối đời thì "3 điều" sau đây nhất định không được bày ra trước mặt con cháu.
1. Tiền tiết kiệm
Sau khi nghỉ hưu, ngoài khoản lương hàng tháng, người già còn có tiền tiết kiệm. Nhiều người cao tuổi có thói quen nói với con cháu về số tiền tiết kiệm, thậm chí đưa thẻ ngân hàng, nói mật khẩu cho con cháu cất giữ.
Thực tế, làm như vậy là không khôn ngoan. Khoản tiền gửi này là kết quả của quá trình bạn làm việc chăm chỉ mới có được, vì vậy bạn nên tự kiểm soát. Nếu giao tiền tiết kiệm cho con cái, bạn sẽ mất đi cảm giác tự chủ và an toàn. Hơn nữa, khoản tiền này có thể trở thành nguồn cơn mâu thuẫn giữa các con, thậm chí gây cãi vã, tranh chấp. Vì vậy, người già nên giấu tiền tiết kiệm sau khi nghỉ hưu và đừng nói với con một cách dễ dàng.
2. Ham muốn kiểm soát
Nhiều người già có tâm lý muốn kiểm soát cuộc sống của con cái. Họ luôn cảm thấy mình nhiều kinh nghiệm hơn con, biết đâu là đúng là sai nên muốn can thiệp vào công việc, hôn nhân, học hành của con cái... Họ mặc nhiên cho rằng điều này là vì lợi ích của con, nhưng thực tế làm vậy sẽ khiến chúng cảm thấy căng thẳng và chán ghét.
Vì ai cũng có chính kiến và lựa chọn riêng nên ai cũng cần sự độc lập, tôn trọng. Nếu bạn luôn cố gắng kiểm soát cuộc sống của con cái, bạn sẽ đánh mất lòng tin và sự gần gũi của chúng. Vì vậy, người già chúng ta vẫn phải che giấu mong muốn kiểm soát và không can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con cái.
Tất nhiên, bố mẹ có thể đưa ra một số lời khuyên và giúp đỡ con, nhưng không được áp đặt, phải tôn trọng mong muốn và quyết định của con, đồng thời cho chúng đủ không gian và sự tin tưởng.
3. Di chúc
Nhiều người cao tuổi chưa viết di chúc hoặc không muốn viết di chúc. Họ cho rằng viết di chúc là điều xui xẻo, nhưng trên thực tế viết di chúc là một sự sắp xếp hợp lý và là một loại trách nhiệm đối với bản thân và gia đình.
Nếu bạn không viết di chúc thì không thể đảm bảo tài sản và ý nguyện của bạn sẽ được thực hiện theo ý bạn, đồng thời còn có thể gây rắc rối, tranh chấp cho con cái. Hơn nữa, viết di chúc không có nghĩa là bạn sẽ rời khỏi thế giới này ngay lập tức mà là sự chuẩn bị và phòng ngừa cho tương lai.
Nhưng sau khi lập di chúc, không được để con cái phát hiện ra, nếu không nội dung di chúc có thể khiến con cái bất mãn, tức giận, từ đó nảy sinh mâu thuẫn. Trên thực tế, sau khi viết xong di chúc, bạn có thể tìm một luật sư đáng tin cậy hoặc người thân, bạn bè, giao di chúc của mình cho họ cất giữ và nói cho họ biết trong hoàn cảnh nào thì có thể mở di chúc.
Cãi mẹ yêu Việt kiều hơn tuổi, 8X Nha Trang 10 năm nằm giường 1m6 vì lý do ngỡ ngàng
Vượt qua sự phản đối của gia đình khi yêu Việt kiều Pháp lớn tuổi, hiện nay, chị Vân Đỗ đang có cuộc sống hạnh phúc với 3 nhóc tỳ nhí.