Người Mỹ lo sợ về 'đại địa chấn' sau hai trận động đất ở California

Hai trận động đất liên tiếp ở California làm dấy lên lo ngại rằng khu vực này sắp hứng chịu đại địa chấn, nhưng các chuyên gia bác bỏ.

05:00 10/07/2019

Một con đường bị tàn phá bởi trận động đất tại california ngày 4/7. Ảnh: AP.

Một con đường bị nứt toác sau trận động đất tại california ngày 4/7. Ảnh: AP.

Ngay sau khi trận động đất 6,4 độ xảy ra tại Nam ngày 4/7, nhà làm phim Ava DuVernay viết trên Twitter rằng đây là trận động đất dài nhất bà từng trải qua và tự hỏi đây có phải là "Đại địa chấn" không. Một ngày sau, trận động đất khác mạnh hơn với cường độ 7,1 độ xảy ra.

"Đại địa chấn" là tên gọi của trận động đất thảm họa được dự báo sẽ xảy ra dọc Đứt gãy San Andreas, một đứt gãy chuyển dạng lục địa có độ dài khoảng 1.300 km cắt qua . Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), "đại địa chấn" thường xảy ra ở đứt gãy này sau mỗi 150 năm với sức tàn phá khủng khiếp.

Đại địa chấn gần đây nhất xảy ra vào năm 1857, nên các nhà khoa học cho rằng trận động đất lớn này đang chực chờ và có thể diễn ra bất cứ lúc nào ở khu vực phía nam California.

Truyền thông Mỹ những ngày qua thường xuyên nhắc tới đại địa chấn và cho rằng trận động đất ngày 4/7 là "lời cảnh báo về trận đại địa chấn đang rình rập". Tuy nhiên, các chuyên gia địa chất khẳng định hai trận động đất vừa xảy ra không phải là một phần của đại địa chấn San Andreas.

Đứt gãy San Andreas (đường màu đỏ) ở bang California, Mỹ. Đồ họa: MailOnline.

Đứt gãy San Andreas (đường màu đỏ) ở bang California, Mỹ. Đồ họa: MailOnline.

Theo USGS, một trận động đất cường độ 7,9 độ đã xảy ra tại San Francisco năm 1906 nên khả năng một trận động đất rất mạnh xảy ra tại phía bắc bang California trong tương lai gần là không cao.

Theo nhà địa chất học Lucy Jones thuộc Viện Công nghệ , những trận động đất vừa qua không làm gia tăng khả năng xảy ra đại địa chấn nhưng cũng không làm giảm nguy cơ nó xảy ra. "Luôn có khoảng 2% nguy cơ xảy ra đại địa chấn mỗi năm", bà Jones cho biết.

Theo USGS, đại địa chấn thường xảy ra sau một giai đoạn các hoạt động địa chất gia tăng trong vài năm. Bà Jones cho biết miền nam đã trải qua giai đoạn hoạt động địa chất "rất yên tĩnh" trong hai thập kỷ qua.

Trong khi nhiều người Mỹ lo sợ về nguy cơ xảy ra đại địa chấn sau hai trận động đất, Albert Adi, một doanh nhân sống ở nam California từ năm 1980, cho rằng mọi người phải biết chấp nhận và đánh đổi.

"Sớm muộn gì trận đại địa chấn cũng diễn ra, nhưng đó là nguy cơ mà bạn phải chấp nhận khi sống ở một nơi có thời tiết đẹp và cơ hội việc làm cao như ", ông nói. "Chỉ hy vọng rằng mọi thứ rồi sẽ ổn".

Theo CNN

Tags:
Nhà cửa đổ sập, bốc cháy ở California sau động đất

Nhà cửa đổ sập, bốc cháy ở California sau động đất

Hai trận động đất lớn phá hủy nhiều nhà cửa, làm bùng phát các đám cháy ở sa mạc phía nam California, nhưng may mắn không có thương vong.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất