Người Mỹ ở Hà Nội viết về cách chống dịch Covid-19 của Việt Nam và Mỹ

Mary Lee Grant, cựu phóng viên tờ The Monitor (Mỹ) hiện sinh sống tại Hà Nội, hôm 31/5 có bài viết đưa ra góc nhìn và ghi nhận thú vị cách chống dịch Covid-19 ở Việt Nam và quê nhà Mỹ.

14:00 02/06/2020

Dưới đây là toàn bộ nội dung bài viết của Mary Lee Grant đăng trên tờ The Monitor hôm 31/5.

Khi tôi lên taxi, người tài xế đeo khẩu trang lắc đầu đầy vẻ thông cảm nói: "Cô là người Mỹ phải không? Nước Mỹ giờ có số người tử vong vì Covid-19 nhiều nhất thế giới. Cô thật may mắn khi ở Việt Nam".

Đúng, tôi thật may mắn. Việt Nam tới nay chưa ghi nhận ca tử vong nào vì Covid-19 và chỉ có hơn 320 ca nhiễm tại đất nước có gần 100 triệu dân. Tháng 1/2020, người dân còn tụ tập quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm để đón năm mới, chụp ảnh cùng áo dài truyền thống hay hối hả mang theo những cành đào vừa mua về sum họp cùng gia đình.

Rồi đột nhiên, mọi thứ thay đổi. Khi dịch Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày càng tồi tệ, Việt Nam đã đóng cửa toàn bộ trường học và chính phủ cho thành lập các trại cách ly tập trung.

Một người bạn của tôi phải cách ly vì bố của cô ấy tham gia một cuộc họp có người nhiễm Covid-19. Giới chức y tế cũng đã kiểm soát chặt chẽ hàng xóm của tôi vì anh ấy vừa từ Hàn Quốc trở về và có triệu chứng ho. Và tôi cũng phải cách ly tập trung sau khi trở về từ kỳ nghỉ ở Lào. Dù không có triệu chứng bệnh nhưng tôi vẫn phải lấy mẫu xét nghiệm và được nhắc rằng nếu kết quả dương tính sẽ phải nhập viện điều trị cho tới khi có kết quả xét nghiệm âm tính nhiều lần.

Khi nhiều ca nhiễm Covid-19 xuất hiện ở ổ dịch Sơn Lôi (tỉnh Vĩnh Phúc), xã với 10.000 dân được phong tỏa với các chốt chặn. Lương thực, nhu yếu phẩm được quân đội đưa tới để đảm bảo đời sống sinh hoạt cho người dân.

Người Mỹ ở Hà Nội viết về cách chống dịch Covid-19 của  và Mỹ - 1

Chốt kiểm tra dịch bệnh ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: VGP

Người Việt Nam vẫn bình tĩnh và tuân thủ các biện pháp nghiêm ngặt. Khi rời khỏi nhà, ai cũng đeo khẩu trang. Nước sát khuẩn có bán ở các cửa hàng tiện lợi nhỏ nhất. Không xuất hiện tình trạng đổ xô đi tích trữ giấy vệ sinh như ở Mỹ và các nước châu Âu.

Việt Nam từng trải qua đại dịch SARS và sởi. Những kinh nghiệm đối phó bệnh truyền nhiễm trong quá khứ được vận dụng với dịch Covid-19. Chính phủ Việt Nam chọn cách đối phó đơn giản, tiết kiệm nhưng mang lại hiệu quả cao: lần dấu, theo dõi các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm; tăng cường xét nghiệm và cách ly miễn phí.

Việt Nam thực hiện việc cách ly toàn xã hội trong 2 tuần kể từ ngày 1/4. Mọi người được khuyến cáo hạn chế ra khỏi nhà và chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết (mua nhu yếu phẩm, thuốc men hoặc tới cơ sở y tế). Các biên giới đều đóng cửa và các chuyến bay cũng tạm ngừng. Tôi đã không rời khỏi nhà và ngừng làm việc khoảng 2 tháng.

Khi dịch Covid-19 đang tàn phá châu Âu và Iran, bạn bè của tôi ở Mỹ dường như không biết đến dịch bệnh và cho rằng virus này không ảnh hưởng đến họ, ngay cả khi truyền thông châu Á cảnh báo Mỹ sẽ "gặp thảm họa" bởi dịch Covid-19.

Một người bạn ở Mỹ còn khuyên tôi: "Hãy cẩn thận vì cậu đang ở rất gần Trung Quốc". "Về Mỹ đi thôi, ở đây an toàn hơn", một người khác nói.

Vài tuần sau, xe tải đông lạnh - biện pháp tạm thời thay thế cho các nhà xác quá tải - xuất hiện nhiều trên đường phố ở thành phố New York, bang New York, Mỹ khi nơi đây trở thành tâm dịch Covid-19 mới của thế giới.

Người Mỹ ở Hà Nội viết về cách chống dịch Covid-19 của  và Mỹ - 2

Mary Lee Grant, cựu phóng viên tờ The Monitor đang sinh sống tại Hà Nội. Ảnh: Caller

Tôi cảm thấy sốc khi nhiều người Mỹ cho rằng dịch Covid-19 là một trò bịp bợm và không chấp nhận đeo khẩu trang. Trong khi người Mỹ còn đang mải "tranh cãi" về cách đối phó dịch bệnh, người Việt Nam lại đồng lòng với phương châm "chống dịch như chống giặc". Họ xem đây như một cuộc chiến.

Sau khi Việt Nam kết thúc cách ly toàn xã hội, mọi thứ đã hoạt động trở lại. Trường học mở cửa. Không có ca lây nhiễm cộng đồng trong hơn một tháng.

Phần lớn người dân Việt Nam nhận thức được khó khăn lớn của đất nước nên việc phải đi cách ly để ngăn đại dịch nguy hiểm được xem là một sự hy sinh nhỏ.

Ở Việt Nam, tôi còn thấy sự kỷ luật, tự giác, đoàn kết và tuân thủ các nguyên tắc khoa học. Một số phương pháp chống dịch Covid-19 ở Việt Nam nếu áp dụng tại Mỹ sẽ không được chấp nhận. Lần dấu người tiếp xúc ca nhiễm, miễn phí xét nghiệm và cách ly là các biện pháp đóng góp lớn vào thành công của Việt Nam trong đối phó dịch Covid-19, nhưng ở Mỹ rất khó để áp dụng các biện pháp này.

Khi bạn bè Việt Nam nói họ đang hát để củng cố quyết tâm trong khu cách ly, tôi mỉm cười. Tôi ước người Mỹ cũng có thể cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh thay vì lúc nào cũng "tranh cãi".

Link nguồn: http://danviet.vn/nguoi-my-o-ha-noi-viet-ve-cach-chong-dich-covid-19-cua-viet-nam-va-my-502020161732176.htm

Tags:
Đây là 6 thói quen làm nên sự khác biệt giữa chúng ta và người giàu, và nó không giống như những gì bạn đang tưởng tượng

Đây là 6 thói quen làm nên sự khác biệt giữa chúng ta và người giàu, và nó không giống như những gì bạn đang tưởng tượng

Người giàu thì vẫn là con người. Họ cũng có những thói quen thường ngày, chỉ là nó không giống người bình thường. Và có thể bạn chưa biết, sự khác biệt ấy cũng không giống như những gì chúng ta tưởng tượng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất