Người nghèo Mỹ khó ly hôn

Quá trình ly hôn rất tốn kém và phức tạp khiến nhiều người nghèo bị mắc kẹt trong những cuộc hôn nhân tồi tệ.

09:51 01/07/2021

Sara gặp người chồng của mình khi 18 tuổi. Anh ta bị nghiện rượu và ma túy, nhưng Sara nghĩ hôn nhân sẽ thay đổi được. Thực tế không như vậy. Sara sinh hai đứa con trước 25 tuổi và chồng ngày càng kiểm soát và lạm dụng. "Vài tuần trước, anh ta say rượu và đấm liên tục vào mặt tôi. Tôi nhận ra phải ly hôn", cô nói.

Song cuộc ly hôn của cô không dễ dàng, do người chồng không đồng ý về quyền nuôi con và phân chia tài sản. Cô gặp khó khăn khi tìm luật sư đại diện. "Tôi đã liên hệ mọi luật sư mà tôi có thể nhưng vì không có tiền nên không có ai giúp tôi cả", cô nói.

Sara thậm chí đã lên một nhóm Facebook dành cho những người đang tìm kiếm luật sư chuyên nghiệp để giải quyết các vụ ly hôn. Người phụ nữ đăng ảnh vết bầm tím do bị chồng đánh và bày tỏ mong muốn được giúp đỡ.

Nhiều người nghèo ở Mỹ đã ly thân thay vì ly hôn vì các chi phí quá sức với họ. Ảnh minh họa.
Nhiều người nghèo ở Mỹ đã ly thân thay vì ly hôn vì các chi phí quá sức với họ. Ảnh minh họa.

Luật pháp Mỹ đảm bảo cho người dân quyền có luật sư trong các vụ án hình sự, nhưng không có quyền đó đối với các vụ án dân sự, nơi các vấn đề như tranh chấp quyền nuôi con và ly hôn. Trả tiền cho một luật sư riêng để giúp giải quyết vụ ly hôn có thể tốn từ 10.000 đến 20.000 USD (230-460 triệu đồng). Một số người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ tại các tổ chức trợ giúp pháp lý, nhưng không có đủ luật sư chuyên nghiệp để giúp tất cả.

Một báo cáo năm 2017 cho thấy 86% các vấn đề pháp lý dân sự mà người thu nhập thấp gặp phải là không được trợ giúp pháp lý đầy đủ. "Những người nghèo không đủ tiền thuê luật sư sẽ không có giống như những người khác", Rohan Pavuluri, Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Upsolve, nói.

Nguyên nhân khó ly hôn còn đến từ việc một số chuyên gia cho rằng nên kéo dài thời gian ly hôn. Bradford Wilcox, giám đốc Dự án Hôn nhân quốc gia tại Đại học Virginia, cho biết: "Hôn nhân là một yếu tố quan trọng thúc đẩy các kết quả xã hội, tình cảm và kinh tế tốt hơn cho trẻ em, người trưởng thành và cộng đồng của chúng ta. Vì những lý do đó, tôi nghĩ chúng ta nên lo lắng về sự xói mòn của hôn nhân dân sự ở Mỹ kể từ những năm 1970, từ khi cho phép những cuộc ly hôn không có lỗi". Ông ủng hộ phải đợt 3 tháng mới được ly hôn.

Nhưng một số cuộc hôn nhân rõ ràng là không thể cứu vãn được và ly hôn có lợi hơn việc ly thân, chẳng hạn như việc một bên chính thức chấm dứt hỗ trợ tài chính và y tế cho bạn đời. Một khi đã ly hôn, người cũ không thể hủy hoại tín dụng của bạn. Song vì chi phí ly hôn cao mà dãn đến xu hướng người nghèo ly thân và người giàu có ly hôn.

Ly hôn cũng là điều nên làm trong mối quan hệ bị bạo hành hoặc bạn muốn lấy người khác. Vì vợ/chồng được chia tài sản khi bạn qua đời, nên việc ly hôn có thể ngăn cản người cũ thừa kế ngôi nhà hoặc tiền của bạn.

Một số đứa trẻ cho biết chúng hạnh phúc hơn sau cuộc ly hôn của cha mẹ. Phụ nữ thường hạnh phúc hơn bao giờ hết sau khi thoát khỏi một cuộc hôn nhân tồi tệ. Tại một số tiểu bang khi quá trình ly hôn dễ dàng hơn thì số phụ nữ tự tử, bị bạo hành, bị ám sát trong hôn nhân cũng giảm, đồng thời tăng được thời gian đàn ông làm việc nhà. Một ghi nhận khác cho thấy khi các thẩm phán bắt đầu công nhận sự đóng góp của những người nội trợ thì số lượng các cuộc hôn nhân đã tăng lên. Có lẽ là vì họ yên tâm không phải sống trong cảnh túng thiếu nếu cuộc hôn nhân tan vỡ.

Quan niệm ly hôn không viện lỗi mới chỉ tồn tại vài thập kỷ gần dây. Ví dụ, cho đến năm 1966, ngoại tình là lý do duy nhất để ly hôn ở New York. Những người chồng khốn khổ sẽ thuê một nữ diễn viên và một nhiếp ảnh gia, sau đó dựng cảnh ngoại tình trong phòng khách sạn để được kết thúc cuộc hôn nhân. Một cô gái 20 tuổi đã trở thành "người phụ nữ vô danh" trong 35 vụ ly hôn như vậy. Trong khi đó, phụ nữ từ khắp Bờ Đông sẽ đi tàu đến Nevada, nơi ly hôn dễ dàng hơn nhiều. Sau đó, họ sẽ ở tại "trại ly hôn", chờ đợi yêu cầu cư trú sáu tuần để ly hôn.

Việc ly hôn thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi có con cái, nợ chung hoặc tài sản lớn. John Whitfield, giám đốc điều hành của Blue Ridge Legal Services ở Virginia, cho biết công ty trợ giúp pháp lý đã ngừng đại diện cho khách hàng trong các tranh chấp về quyền nuôi con, bởi vì "họ đã tiêu hết nguồn lực của chúng tôi".

Joleena Louis, một luật sư ly hôn ở New York đã tư vấn miễn phí cho những người không có tiền để thuê cô. Joleena cho biết quá trình ly hôn rất phức tạp và tốn kém, ngay cả với một luật sư, việc ly hôn có thể mất hơn một năm. Nhiều năm hành nghề cho phép Joleena đúc rút rằng, có quá nhiều người kết hôn mà không nhận ra sự phức tạp của ly hôn. "Có lẽ cần phải có một lớp học trước khi mọi người kết hôn", cô nói.

Riêng Sara, sau nhiều tháng tìm cách ly hôn, gần nhất cô đã liên hệ lại văn phòng trợ giúp pháp lý tại địa phương - nơi chỉ có hai luật sư để xử lý các vụ ly hôn ở 5 quận. Một luật sư ở đó đã đồng ý đại diện cho cô, bởi vì thấy cô từng bị bạo lực gia đình và công việc gần đây của anh đã được giảm tải. Hàng nghìn người không may mắn như Sara.

Bảo Nhiên (Theo Atlantic)

Tags:
Tỷ phú Hoàng Kiều livestream, hé lộ lý do chia tay 'Nữ hoàng nội y' Ngọc Trinh: Cô này quen chồng chéo 2-3 người một lúc và đòi xe sang 20 tỷ?

Tỷ phú Hoàng Kiều livestream, hé lộ lý do chia tay "Nữ hoàng nội y" Ngọc Trinh: Cô này quen chồng chéo 2-3 người một lúc và đòi xe sang 20 tỷ?

Không chỉ vậy, tỷ phú Hoàng Kiều còn bức xúc khẳng định mình còn nhiều mối ngon hơn: "Ngọc Trinh là gì, Việt Nam chỉ có Ngọc Trinh thôi à".

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất