Nɢười ρɦụ пữ ɦiếп łử cᴜпɢ cɦo пɢười ℓạ

Tɾoпɢ ɓᴜổi cɦụρ ảпɦ ɓầᴜ, Cɦeℓseɑ Joʋɑпoʋicɦ, 33 łᴜổi, ᵭã ɱời ɱộł ʋị ƙɦácɦ ᵭặc ɓiệł, ɓêп cạпɦ cɦồпɢ Jɑƙe ʋà ᵭứɑ coп sắρ cɦào ᵭời củɑ cô.

04:00 13/08/2021

Vị khách là Cheryl Urban, 42 tuổi, người đã hiến tử cung của mình cho Jovanovich hơn một năm trước. Hai người phụ nữ vốn không quen biết nhau. Sau một năm cấy ghép, họ được phép trao đổi email và điện thoại. Jovanovich là một y tá, còn Urban cũng từng là điều dưỡng. Họ gọi nhau là "chị em tri kỷ."

"Chị ấy là thiên sứ của tôi. Nếu không có chị ấy, tôi sẽ không có gia đình của mình", Jovanovich, 33 tuổi đến từ Billings, Montana, nói.

Lần đầu tiên Jovanovich hội ngộ với Urban, người tặng tử cung cho mình.  Ảnh: Yahoo.
Lần đầu tiên Jovanovich hội ngộ với Urban, người tặng tử cung cho mình. Ảnh: Yahoo.

Từ năm 15 tuổi, Jovanovich đã nhận ra mình có vấn đề sinh sản, khi tuổi này vẫn chưa có kinh nguyệt. Các bác sĩ chẩn đoán cô mắc hội chứng bất thường cơ quan sinh dục. Sau khi kết hôn năm 2018, Jovanovich được cô bạn thân đề nghị giúp mang thai hộ.

Vợ chồng Jovanovich được tạo 3 phôi. Ba ngày trước khi chuyển phôi, họ phát hiện tử cung người bạn có trục trặc nên phải hoãn. "Điều đó thật kinh khủng. Tôi đã chấp nhận bỏ cuộc", cô kể.

Jovanovich nhớ đã đọc một bài báo về ca cấy ghép tử cung. Cô đăng ký thử nghiệm. Tháng 11/2019, Jovanovich bay đến Philadelphia để làm các xét nghiệm xem mình có đủ tiêu chuẩn hay không. Vào đêm Giáng sinh, cô nhận được một cuộc điện thoại rằng không chỉ cô được nhận vào chương trình mà còn có một người hiến tặng phù hợp. Cuộc phẫu thuật đã được lên kế hoạch vào tháng 2 năm sau.

Vợ chồng cô cho thuê căn nhà mới và di chuyển hơn 3.200 km giữa mùa bận rộn nhất để "tìm con". Ngày 21/2/2020, ca cấy ghép đã được thực hiện, kéo dài trong 14 tiếng. Tiến sĩ Nawar Latif, Giám đốc phẫu thuật của Chương trình Cấy ghép tử cung, nói: "Chúng tôi đang mang đến một lựa chọn khác cho những phụ nữ không thể mang thai vì không có tử cung. Đây là một thành tựu lớn".

Người hiến tặng Urban đã có hai con 10 và 11 tuổi. Lần đầu tiên cô biết đến chương trình cấy ghép tử cung là trên truyền hình vào tháng 6/2019. Luôn có tâm niệm tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của một ai đó, cô quyết định tham gia hiến tặng.

Sáu tháng sau ca cấy ghép, Jovanovich chuyển phôi lần đầu không thành công. Đến tháng 10, lần chuyển phôi thứ hai thành công và Jovanovich mang thai. "Với tôi đây là điều kỳ diệu. Người ta nói người phụ nữ có thể đi đến tận cùng trái đất vì đứa con. Tôi đã có đứa con của mình", cô chia sẻ.

Urban bế bé trai được sinh ra từ tử cung của mình. Ảnh: Yahoo.
Urban bế bé trai được sinh ra từ tử cung của mình. Ảnh: Yahoo.

Vì bị tiền sản giật nên cô đã mổ lúc 33,5 tuần. Bé trai Telden Walker Jovanovich chào đời ngày 18/5/2021, nặng gần 1,9 kg. Đến ngày 30/6, Urban đã được bế đứa trẻ sinh ra bằng tử cung của cô.

"Chị ấy đã khóc. Tôi đã khóc. Tất cả chúng tôi đều khóc. Chị ấy đã mạo hiểm mạng sống của mình để tặng tôi món quà tuyệt đẹp này. Tôi rất biết ơn", Jovanovich bày tỏ.

Cuối tháng 7 vừa qua, gia đình Jovanovich đã về nhà ở Montana lần đầu tiên kể từ khi cấy ghép trước đại dịch, nhưng đây chỉ là một chuyến thăm ngắn. Họ dự định sẽ trở lại Philadelphia sau ba tuần vì bác sĩ nói Jovanovich có thể giữ được tử cung và mang thi lần nữa. Cô đang cố gắng có thai trở lại vào dịp Lễ Tạ ơn và lần này mong một công chúa.

Urban nói: "Tôi cảm thấy bản thân là một người mẹ tốt. Song đứng trước Jovanovich thì tôi rất bình thường. Cô ấy đúng là một chiến binh".

Bảo Nhiên (Theo Yahoo News)

Tags:
Phận con cái, đừng mải cung phụng người ngoài mà quên đi chữ “hiếu” với mẹ cha

Phận con cái, đừng mải cung phụng người ngoài mà quên đi chữ “hiếu” với mẹ cha

Đừng đợi kiếp sau mới quan tâm bố mẹ, đừng đợi bố mẹ mất đi mới bày mâm cᴀo cỗ đầy để làm giỗ, bởi νì lúc đó bố mẹ cũng không thể ăn được nữa, không thể nhìn thấy sự quan tâm của bố mẹ nữa.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất