Người Việt "không áo quần" ở Đức, cố động viên nhau mà thấy hối trong lòng
500 triệu, đi Châu Âu, cụ thể đích đến là Đức. Trời ơi trời ! Nghe nó hãnh diện lắm chứ. Nhưng chính xác là 500 triệu qua đây rồi năn nỉ mọi người, ai có việc cho em xin làm không lương để trang trải, cầm cự, sống qua ngày là được. Thật không tưởng!
08:21 24/01/2025
Ngày ra sân bay, người yêu, người thân đi tiễn, chia tay nhau, bịn rịn lắm luôn, rồi chụp hình, check in các kiểu với muôn vàn Cap hay đăng FB như thiệt rứa.
- Châu Âu chờ tôi nhé!
- Đất nước màu hồng đợi tôi nhé!
Ngồi trên máy bay, cảm xúc nó hứng khởi u là trời , chỉ mong nhanh chóng tới nơi ngay để bắt tay vào việc, với hy vọng : Mang tiền về cho mẹ, ko mang ưu phiền về cho mẹ.
Bạn bè thì người khuyên ở nhà, người lại bảo qua đi, mình xin việc cho, thiếu chi, việc đầy, họ làm được, mình cũng làm được. Cảm xúc lẫn lộn, hứng thú. Đi, quyết đi, đi để đổi đời, sau về, xây cái nhà, có chiếc ôtô càng ngon. Trong suy nghĩ lúc ấy, chỉ biết rằng, miễn sao đi được. 15k, 17k, 17k5 không sao, đi được là được, qua rồi tính. Trời sinh voi ắt sinh Hai Bà Trưng, không phải lo, không chết đói được đâu.
Giờ qua tới nơi mới thấm cảnh trời Âu, la liệt người là người đi xin việc, ta nói... một người đăng, 100 người vô comment xin làm . Nail, bau, phụ bếp , tê liệt nhân công. Mùa đông lạnh giá, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, đó là hình ảnh chung của anh em bất hợp pháp.
Nhiều người còn ước, nếu không vội vàng, ngày trước cứ đi Đài , đi Nhật, đi Hàn. Dù chờ lâu một tí, do phải học và thi đơn hàng, nhưng ít ra qua đó làm còn có giấy tờ, có việc trong công ty, nhà máy, lương thấp tí còn đỡ hơn ở Đức. Không giấy tờ, không ai nhận việc, không nhà ở, ngủ bến tàu, khắc nghiệt quá, tê tái quá .
Nhưng mà thôi anh em à, cố gắng lên, sau cơn mưa trời lại sáng anh em ạ. Lỡ qua đây rồi, cố gắng, chịu cực, chịu khó, chờ đợi, cơ hội sẽ tới. Hy vọng tất cả đều vượt qua gian nan, chờ ngày mai tươi sáng. Quyết tâm lên nhé!
Nguồn: Người tìm việc việc tìm người tại Đức / Tác giả ẩn danh
Những bức thư gửi người kế nhiệm của các tổng thống Mỹ
Ronald Reagan có thể đã không biết rằng vài dòng ghi chú ông để lại cho người kế nhiệm trong hộc bàn Phòng Bầu dục lại trở thành một truyền thống.