Người Việt mình mới qua Tây thường dễ bị ghét
Nếu như nước Tây không như ý bạn muốn, thì bạn cứ việc mua vé máy bay mà quay về lại xứ thiên đường chủ nghĩa của bạn.
09:11 11/08/2023
Có nhiều ý kiến cho rằng người Việt khi mới sang Tây thường dễ bị nhìn bằng ánh mắt khác. Vậy nguyên nhân là gì? Sau đây là một vài nhận định của một người Việt dùng Facebook đang được rất nhiều người đồng tình xung quanh vấn đề này.
Thật ra, người Việt mình mới qua Tây, dễ bị ghét, không phải bởi những người đồng hương qua lâu, mà chính bản thân người mới qua, đã tự làm cho mình bị ghét.
Chứ chẳng phải ai hết cả.
Không phải ai muốn qua Tây là được.
Đó là phước đức mấy đời của ông bà để lại, bạn mới có cơ hội đến Tây. Đáng lý ra, bạn nên biết trân quý sự may mắn này, thay vì bạn tỏ ra bất cần và chán nản.
Bạn không cần phải nói ra, tôi muốn về Việt Nam quá.
Hay tôi rất hối hận khi đi Tây. Những câu nói này, đã vừa khó nghe, lại vừa chà đạp lên tinh thần yêu mến tự do, dân chủ của đồng hương ở đây.
Không thích thì về, chứ cứ nói hoài mà vẫn ở đây, thì nhục lắm. Nếu bạn không thấy nhục, chúng tôi thấy nhục dùm cho bạn.
Đừng bao giờ, nói về những cái tôi của mình khi còn ở Việt Nam. Tôi là ông này bà nọ. Tôi giàu có và danh vọng, qua đây không hợp, làm cu ly, thấy tủi nhục.
Ở đây ai cũng như ai. Bạn không có quyền, và cơ hội, ép bức người cô thế và nghèo hèn, để làm giàu cho mình.
Hãy cố gắng học hỏi cách sống và làm giàu bằng chính công sức và tài đức của mình. Chứ đừng quen thói lấy mạnh hiếp yếu, bóc lột, chèn ép kẻ nghèo như còn ở quê nhà. Nếu bạn có giàu có và danh vọng thật đi nữa, bạn dám cho bớt kẻ nghèo khổ không. Nếu không thì bạn khoe để làm gì, có ích gì cho bạn, hay sẽ làm tăng thêm sự hiểu lầm của những người chung quanh bạn.
Đừng đánh giá những người qua lâu là ngu, không giỏi, và khinh họ nghèo.
Ra đường, thấy họ chạy xe cũ, chưa chắc là họ nghèo. Họ đi share phòng, chưa chắc là họ không có nhà.
Họ không đeo vòng vàng, đồng hồ, không mặc quần áo hàng hiệu, chưa chắc là họ không có tiền trong nhà bank.
Ở đây sống không cần cái vẻ bề ngoài, và không cần phải phô trương ra như vậy.
Cái hơn thua là cách họ sống, và tâm họ có bình an hay không.
Chứ không phải hơn thua chi mấy cái để ý tầm thường thấp hèn như vậy. Họ như thế đó, mà hàng năm, họ gởi về mấy chục tỉ đô la để giúp người thân ở quê nhà. Có thể, trong đó cũng có bạn, cũng đã từng ngửa tay ra nhận những đồng tiền mồ hôi đó nữa. Nên đừng vội chê họ nhé.
Đừng nên chảnh chẹ, ra vẻ ta đây là hơn người. Bạn có hơn hay không, từ từ bạn sẽ biết.
Cho dù bạn có chuẩn bị tâm lý trước, hay tìm hiểu cuộc sống Tây qua báo đài, hoặc qua internet, thì bạn vẫn bị bỡ ngỡ và không hiểu hết được đời sống thật ở xứ này.
Chỉ đến khi nào, bạn va chạm với nó, bạn mới hiểu sâu sắc hết được cuộc sống ở đây. Bạn chảnh, bạn kiêu hãnh bao nhiêu, nếu bạn không hội nhập được cuộc sống mới, bạn sẽ nhận lấy sự khinh bỉ, cười chê và ghét bỏ bấy nhiêu.
Đừng đem theo những ngôn từ, từ thiên đường chủ nghĩa, để nói chuyện ở xứ Tây này. Ngày giải phóng vào, chế độ ngụy quân, ngụy quyền được đi học tập cải tạo hết.
Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ cực kỳ hoành tráng. ( Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra và không được khắc phục thì chẳng bao lâu nữa, Sài Gòn có thể sẽ trở thành sông thúi). Lễ quốc khánh 2-9, hay lễ thống nhất đất nước 30-4,…
Nói thiệt hen, nghe xong, chói tai dễ sợ. Máu tăng xông trào lên tới đầu. Hỏi vậy sao không bị ghét. Rồi người ta, chỉ vẽ cho nói lại, thì tự ái ào ào.
Mặt nặng mặt nhẹ, không thèm nói chuyện người này, không thèm ngó ngàng người kia. ơ hay, người ta không ai cười mình khi mình chưa hiểu biết, mà người ta sẽ không ưa mình, nếu mình cứng đầu không chịu học hỏi và tiếp thu.
Đừng có cái tật, cái gì cũng nghĩ đến quyền lợi, và tính toán thiệt hơn cho mình trước cái đã.
Còn người ta mặc kệ người ta.
Bạn đang bắt đầu chập chững bước những bước đầu tiên vào cuộc sống mới, đầy nhân văn và bình đẳng. Sao bạn không bỏ đi cái cách sống mặc kệ nó đó. Bạn rất cần sự giúp đỡ của nhiều người. Nếu bạn cứ như vậy, thì chẳng còn ai dám gần bạn nữa.
Kể cả người thân hay người bảo lãnh của bạn cũng không ngoại lệ.
Bất cứ một sự thay đổi nào cũng có rất nhiều khó khăn hết. Học hỏi, khiêm nhường, kiên nhẫn, chịu khó, chịu thương, và bình đẳng, thì sợ gì bạn sẽ không thành công nơi đất khách quê người chứ.
Chúc bạn vượt qua!
Mẹ Bằng Kiều 83 tuổi: 'Chỉ cần tôi ho một tiếng là 20, 25 người có mặt'
Mẹ Bằng Kiều hiện đã 83 tuổi nhưng vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn, giọng nói sang sảng. Bà luôn tự tay nấu nướng để mời con cháu, anh em, bạn bè tới ăn và tỏ ra là người rất đảm đang, thích được nấu cho mọi người.