Người Việt nhấn còi xe quá nhiều

Sự ồn ào của tiếng còi xe ở đây đã vượt xa mức có thể chấp nhận được. Nhiều người lái xe hơi và xe tải có thói quen bấm còi với người đi xe máy dù người ta đang đi đúng làn dành cho xe máy.

21:00 18/09/2019

Sống ở Việt Nam vài năm nay, tôi cũng lái xe nhưng luôn cố gắng tránh phải sử dụng còi hết mức có thể. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tôi không có lựa chọn và phải bấm còi vì nhiều người đi xe ẩu quá.

Khi tôi mới sang Việt Nam và nghe tiếng còi xe trên đường, suy nghĩ của tôi lúc đó là "sao nhiều người Việt lái xe kỳ cục vậy?". Tôi cảm thấy rất bực mình vì tiếng còi, nó làm những người lái xe khác bị phân tâm, đồng thời cũng gây phiền hà cho những người sống ở nhà mặt tiền đường.

 nhấn còi xe quá nhiều - Ảnh 1.

Xe chạy bát nháo, tiếng còi xe inh ỏi... làm người tham gia giao thông ở TP.HCM mệt mỏi - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sự ồn ào của tiếng còi xe ở đây đã vượt xa mức có thể chấp nhận được. Nhiều người lái xe hơi và xe tải có thói quen bấm còi với người đi xe máy dù người ta đang đi đúng làn dành cho xe máy.

Bấm còi quá mức là một dạng ô nhiễm tiếng ồn. Việc bấm còi xe một cách không cần thiết là thói quen xấu cần phải chấm dứt. Ở nhiều nước không có tình trạng bấm còi xe vô tội vạ. Việc bấm còi bị xem là một cử chỉ thô lỗ, trừ trường hợp bạn bấm còi vì sự an toàn của người khác.

Ở Singapore không có tình trạng bấm còi như ở Việt Nam. Thậm chí tôi lái xe cả năm trời cũng chỉ bấm còi tầm 10 lần. Mọi người đều tuân thủ luật lệ giao thông khiến cho việc đi lại trở nên an toàn hơn, vì vậy chúng tôi không phải sử dụng còi nhiều.

Theo suy nghĩ của tôi, việc bấm còi quá mức chỉ là một trong số những vấn đề phát sinh từ tình hình giao thông phức tạp ở Việt Nam. Vì nhiều người đi xe máy theo một cách rất… khó đoán! Ví dụ như khi một chiếc xe hơi đi gần một chiếc xe máy, người lái xe hơi sẽ bấm còi chỉ để cho người đi xe máy biết là xe hơi đang đi gần anh ta, tránh việc anh ta đổi làn đột ngột.

Tại các đoạn giao nhau, các phương tiện sẽ bấm còi chỉ để những người khác biết là họ sẽ băng qua. Điều này là do nhiều người có thói quen xấu khi đi qua ngã tư mà không thèm quan sát xem có xe cộ đi lại từ hướng khác không.

Để chấm dứt tình trạng ô nhiễm tiếng ồn do còi xe, đầu tiên các bạn phải giải quyết thói quen lái xe của mọi người. Ai cũng phải tuân thủ luật lệ giao thông.

Khi điều đó được thực hiện, người lái xe sẽ thấy rằng họ không phải sử dụng còi nhiều nữa vì ai cũng đi đường một cách an toàn. Nếu cơ quan chức năng thắt chặt việc kiểm soát hệ thống giao thông và thay đổi hành vi của người đi đường, nạn ô nhiễm tiếng ồn, kẹt xe và tai nạn chết người sẽ giảm thiểu.

Tôi mong tiếng còi nên được sử dụng một cách tiết kiệm để mọi người không bị "vô cảm" với nó.

Người Việt nhấn còi xe quá nhiều

Khi đến Việt Nam lần đầu cách đây hơn hai năm, tôi rất sốc vì mọi người sử dụng còi quá nhiều, quá thường xuyên mà không có lý do gì. Tôi không thể hiểu được tại sao họ làm vậy. Bạn bè người Việt giải thích cho tôi rằng người ta thường xuyên bóp còi là để báo hiệu cho những người tham gia giao thông khác biết về mình, để những người đó lái xe thận trọng hơn.

Việc sử dụng còi xe quá mức là hoàn toàn không cần thiết nếu người tham gia giao thông kiên nhẫn hơn thay vì luôn giữ thái độ "chỉ biết mình". Tệ hơn, việc bóp còi bừa bãi khiến người tham gia giao thông phớt lờ, coi thường nó. Điều này không tốt chút nào vì khi có chuyện cấp bách thật sự buộc phải liên tục nhấn còi như một chiếc xe tải mất thắng, người dân không cảnh giác.

Ở Anh, bóp còi không có lý do chính đáng là phạm pháp. Bóp còi vào khung giờ từ 22h đến 6h sáng hôm sau cũng là phạm pháp. Nếu các chuẩn mực về lái xe ở Việt Nam được nâng lên một mức độ cao hơn so với những gì đang diễn ra hiện nay, tôi chắc chắn các tài xế sẽ phải ngừng việc sử dụng còi xe vô tội vạ.

David James (người Anh) - HỒNG VÂN ghi

Học văn hóa tham gia giao thông

Mọi người cần phải hiểu việc lái xe trên đường rất căng thẳng, ngay cả khi không phải nghe những tiếng còi và tiếng ồn, vì vậy chuyện nhiều người Việt trở nên nóng nảy hơn khi tham gia giao thông không có gì lạ lẫm.

Ở Đài Loan chúng tôi thường bấm còi với ba mục đích chính. Thứ nhất là bấm còi nhẹ, nhằm thay cho lời cảm ơn gửi đến đối phương khi họ nhường đường cho mình. Thứ hai, hai lần bấm còi dài và liên tiếp thể hiện sự khó chịu của mình với hành vi của xe đứng trước. Và cuối cùng là bấm còi để lưu ý các xe khác về một tình huống nguy hiểm, nhắc những xe khác phải chú tâm trên đoạn đường đang lưu thông, hay nhắc xe khác về sự hiện diện của mình nếu sợ họ không quan sát thấy mình.

Tôi nghĩ lý do thứ hai và ba là nguyên nhân chính vì sao người Việt Nam thường xuyên bấm còi. Với việc xe máy chạy khá lộn xộn, các xe khác phải thường xuyên bấm còi để xe trước cẩn thận hơn và chú ý đến xe mình, tránh gây tai nạn.

Nhằm giải quyết vấn đề này, các bạn có thể áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn về việc khi nào được và không được sử dụng còi. Một giải pháp khác mang tính lâu dài hơn có lẽ là giáo dục. Nhiều người Việt lái xe không được học bài bản về văn hóa khi tham gia giao thông mà chỉ học về luật giao thông. Trong khi đó, việc khi nào nên và khi nào không nên bấm còi thuộc về phạm trù văn hóa nhiều hơn là quy định.

LU LING KAI (người Đài Loan) - Hà My ghi

Tags:
Cuộc sống làm nail của nghệ sĩ Tài Linh ở Mỹ

Cuộc sống làm nail của nghệ sĩ Tài Linh ở Mỹ

NSƯT Kim Tử Long tiết lộ Tài Linh hiện có cuộc sống yên ấm. Nữ nghệ sĩ ít đi hát bởi chị hiện làm chủ một tiệm nail ở Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất