Người Việt ở lậu tại Australia: Có “tiền” mà chẳng mang về được
Có những người ở Úc, có nhà, có xe và thậm chí có cả cơ sở kinh doanh, nhưng không mang về được Việt Nam được. Bởi vì họ không có giấy tờ, mà tất cả những thứ sở hữu trên xứ kangaroo này là thuộc về người bảo lãnh.
06:00 06/11/2021
Những năm gần đây, người Việt (người giàu hoặc có tay nghề, học vấn cao) có xu hướng Di trú ra nước ngoài sinh sống bởi nước này có chính sách nhập cư tương đối thoáng, đồng thời nhà nước chi ngân sách lớn cho lĩnh vực y tế và giáo dục.. Ngoài những nước truyền thống như Mỹ và một vài nước phát triển của Châu Âu thì những năm gần đây, người Việt quan tâm nhiều đến Canada, Australia…
Tuy nhiên, việc hoàn thiện hồ sơ và đầy đủ điều kiện để có thể làm thủ tục sang những nước này bằng con đường chính thống khá khó khăn. Một phần vì yêu cầu để có thể định cư ở những nước này cao, một phần cũng vì thời gian để hoàn thiện hồ sơ khá lâu. Vì vậy, thời gian gần đây họ chọn cách kết hôn với 1 người bản địa của nước đó (đã có quốc tịch) để có thể nhanh chóng được định cư.
Australia là thiên đường mà nhiều người muốn định cư.
Thế nhưng, không phải ai cũng nhanh chóng được trở thành công dân của đất nước mà mình mong muốn. Vì thế, họ trở thành những người “ở lậu”, cuộc sống họ luôn phải lo lắng với pháp luật của nước sở tại.
Đại diện Di trú Tạ Quang Huy – Tổng giám đốc Công Ty Tư Vấn Luật Di Trú có trụ sở tại TP. Melbourne, Australia (là thành viên Liên Đoàn Di Trú Úc Châu) cho biết: “Tôi còn nhớ vào những ngày cuối của tháng 9 năm 2009, khi được biết Bộ Di Trú khuyến khích những đối tượng sống bất hợp pháp có thể xin định cư tại Úc nếu có vợ/chồng bảo lãnh. Khi được biết tin này, không ít người đã tới văn phòng và nhanh chóng xin định cư vì cuộc sống trong bóng tối bao nhiêu năm của họ sẽ sớm được công khai”.
Ông Huy cũng cho biết, có những người sống rất hạnh phúc với gia đình, có con, có nhà, có xe và thậm chí có cả cơ sở kinh doanh, nhưng có một điều họ rất muốn nhưng không thể thực hiện được, đó là làm sao mà về được Việt Nam với gia đình một chuyến cho ấm cúng, chỉ bởi vì họ không có giấy tờ mà tất cả những thứ sở hữu trên xứ kangaroo này là thuộc về người bảo lãnh.
Có mấy người ở lậu mà dám tới đồn cảnh sát, mặc dù họ không làm gì có tính chất hình sự, chỉ vì không có giấy tờ thôi nhưng nghe tới chính quyền thì có thể nói là lạnh người. Tôi cũng chứng kiến qua những trường hợp của thân chủ bị bắt ngay tại Sở Giao thông chỉ vì muốn kiếm cho mình một bằng lái xe để được đi lại cho dễ dàng. Cũng có một số trường hợp chỉ đơn giản lái xe trên đường không chấp hành luật giao thông và khi kiểm tra thì lại “bị lộ”. Bởi vậy, lấy đâu ra được những bằng chứng để chứng minh sống chung với nhau.
Đại diện Di trú Tạ Quang Huy – Tổng giám đốc Công Ty Tư Vấn Luật Di Trú có trụ sở tại TP. Melbourne, Australia.
Nói tóm tắt thì diện vợ/chồng nộp tại Úc được chia ra 2 loại chính, một loại có hôn thú (married) và một loại sống chung không hôn thú (de facto). Khi nộp hồ sơ theo một trong 2 loại trên thì đối với những người visa còn hạn như visa du học hoặc du lịch thì Bộ Di Trú chỉ xét duyệt về mối quan hệ có thành thật và tiếp tục nữa. Nếu hồ sơ có tính chất thuyết phục thì đương đơn cũng sớm được cấp visa theo diện 820.
Nhưng đối với những đối tượng không còn visa khi nộp hồ sơ, (tôi xin ngắn gọn gọi là ở lậu) xin định cư theo diện vợ/chồng thì họ bắt buộc phải thuyết phục Bộ Di Trú không áp dụng Khoản 3 của Luật Di Trú 1958. Điều khoản này khá phức tạp nhưng tôi xin được tóm tắt phân tích rằng chỉ có 2 lý do chính mà có thể áp dụng xin với Bộ Di Trú như sau:
1. Vì mối quan hệ vợ chồng đã hơn 2 năm kể từ khi nộp hồ sơ; hoặc
2. Hai vợ chồng có con chung với nhau.
Sau khi thông báo vào tháng 9 năm 2009, có khá nhiều cặp vợ chồng được cấp visa tại Úc theo diện ở lậu này và cũng khá nhiều người sử dụng phương án thứ 1 nêu trên.
Cho tới tháng 7 năm 2014, khi Bộ Trưởng Di Trú đưa chính sách xuống về Khoản 3 áp dụng cho những người đã và đang sinh sống bất hợp pháp và bao gồm cả hồ sơ đã nộp nhưng chưa được quyết định, những ước mơ của người sống bất hợp pháp hầu như tan biến…không biết tương lai của họ sẽ về đâu.
Sau khi chính sách được thông báo thì cũng không ít hồ sơ đang chờ đợi xét duyệt bị từ chối vì không đủ lý do thuyết phục vì một trong hai lý do sử dụng từ trước tới nay không còn tồn tại.
Còn tiếp…
PV
Cụ ông tốt bụng giữa Sài Gòn: ‘Ai đói tôi cho ăn, đau cho thuốc và chết tặng hòm‘
Làm từ thiện từ năm 14 tuổi cho đến nay khi đã 70 tuổi nhưng ông vẫn miệt mài làm công việc này. Ông đã dành hết tài sản mà mình có để duy trì việc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, trong đó có bếp cơm Phước Thiện.