Nguy cơ tỷ phú Bezos gặp nạn trong chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ
Có 1/1.000 khả năng đợt phóng tàu vũ trụ tới của tỷ phú Bezos sẽ có trục trặc.
02:00 21/07/2021
Theo Live Science, chuyến bay vào vũ trụ của tỷ phú Jeff Bezos sẽ nguy hiểm chẳng kém những chuyến bay vào không gian trước đó của các nhà du hành. Dự kiến tàu New Shepard của Jeff Bezos sẽ chở nhà tỷ phú này phóng lên độ cao 100 km, chạm rìa không gian tương tự như những gì tỷ phú Richard Branson đã làm trước đó.
Điều đáng ngạc nhiên là chuyến bay vào vũ trụ và ở lại khoảng 11 phút trong không gian của Bezos diễn ra vào ngày 20/7/2021 (vào khoảng 10h tối theo giờ Việt Nam), trùng với ngày kỷ niệm 52 năm tàu Apollo 11 của Mỹ đáp xuống mặt trăng.
Tỷ phú Bezos cùng phi hành đoàn thực hiện chuyến bay
Cuộc phiêu lưu mạo hiểm
Hàng không vũ trụ là một ngành đầy nguy hiểm khi liên quan rất nhiều đến kinh nghiệm phóng của các công ty. Theo CEO Joseph Fragola của hãng hàng không vũ trụ Asti Group, số lần phóng thành công, loại động cơ và kinh nghiệm của doanh nghiệp chịu trách nhiệm là vô cùng quan trọng. Bản thân Fragola đã từng chịu trách nhiệm tính toán rủi ro cho các đợt phóng của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trong nhiều thập niên và ông hiểu rõ những rủi ro trong ngành.
Số liệu cho thấy hãng Blue Origin chịu trách nhiệm đợt phóng này của tỷ phú Bezos mới chỉ thử nghiệm tàu New Shepard 15 lần với 1 lần có trục trặc. Theo chuyên gia Fragola, đây là tín hiệu tích cực tạo nên sự tự tin cho tỷ phú Bezos cũng như những người thực hiện lần phóng này.
Bên cạnh đó, việc nhà sáng lập Amazon chỉ đến rìa vũ trụ rồi quay lại cũng ít nguy hiểm hơn các cuộc phóng vào không gian thực sự. Tàu New Shepard chỉ dùng 1 động cơ đơn và bay tự động lên rìa vũ trụ trước khi quay trở lại trái đất.
Theo Live Science, tàu Shepard tại lực đẩy khoảng 50.000 kg khi được phóng và nó nhẹ hơn nhiều so với những đợt phóng của NASA với các tàu có lực đẩy lên đến 544.000 kg. Kỹ sư Blak Putney của NASA nhận định mặc dù lực đẩy nhẹ hơn nhưng điều này cũng làm giảm sự phức tạp của động cơ cũng như khả năng phá hoại khi có trục trặc.
Do động cơ sẽ phải hoạt động liên tục nhằm đưa phi hành đoàn vào không gian nên cấu tạo càng phức tạp thì càng nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phóng.
Ngoài vấn đề động cơ, chuyến bay này của tỷ phú Bezos cũng nguy hiểm hơn đợt bay vào vũ trụ của tỷ phú Richard Branson trước đó bởi không hề có phi công lái tàu hay kỹ sư nào đi kèm, phi thuyền phóng hoàn toàn tự động và chỉ có nhà sáng lập Amazon cùng 3 hành khách khác. Trong chuyến bay của tỷ phú Richard Branson, ít nhất vẫn có 2 phi công đi kèm.
Nguy hiểm hơn tai nạn máy bay
Sau vụ tai nạn năm 1986 của tàu The Challenger khiến toàn bộ 7 thành viên phi hành đoàn tử vong chỉ 73 giây sau khi cất cánh, ông Fragola đã tính toán tỷ lệ thất bại bình quân của các lần phóng với công nghệ hiện nay vào khoảng 1/120. Tỷ lệ này đã được Space.com ghi nhận khi trong 135 lần phóng của NASA chỉ có 2 lần gặp thảm kịch.
Dẫu vậy, cả 2 chuyên gia trên đều cho rằng do phần lớn các phương tiện phóng hiện nay đều đã được thử nghiệm hay dùng nhiều lần nên những kỹ sư có thể dò tìm dễ dàng ra các lỗi, qua đó giảm tỷ lệ rủi ro xuống khoảng 1/1.000.
Dù tỷ lệ này là khá ổn với những phi hành gia nhưng với người thường, đặc biệt là các tỷ phú như Bezos thì họ cần phải rất dũng cảm mới dám đặt cược tính mạng cho những vụ phóng như vậy.
"Nếu so sánh với tai nạn máy bay thì đi tàu lên vũ trụ nguy hiểm hơn nhiều. Tỷ lệ tai nạn máy bay thương mại hiện nay chỉ vào khoảng 1/100 triệu- 1/1 tỷ, thấp hơn rất nhiều so với phóng tàu vào vũ trụ", CEO Fragola nhấn mạnh.
Với nhiệm vụ đưa Bezos lên rìa không gian của Blue Origin, chuyên gia Fragola nhận định tỷ lệ rủi ro gặp tai nạn hay trục trặc của tên lửa vào khoảng 1/100-1/500.
Tuy nhiên do khoang chở hành khách của New Shepard cách xa động cơ và có thể tách ra nếu gặp sự cố nên độ an toàn của chuyên bay trên cũng sẽ cao hơn. Thông thường khả năng thoát hiểm của những hệ thống như Shepard có đến 80% tỷ lệ thành công nên rủi ro Bezos tử nạn cùng phi hành đoàn có thể giảm xuống 1/1.000.
Theo Uỷ ban an toàn quốc gia Mỹ (NSC), tỷ lệ này tương đương với khả năng chết đuối của 1 người thường trong suốt quãng đời của anh/cô ấy.
Trong khi đó, kỹ sư Putney thì tập trung hơn đến hệ thống dù của Shepard vốn chịu trách nhiệm đưa phi hành đoàn hạ cánh an toàn xuống mặt đất. Ông Putney cho biết nếu gió quá lớn hoặc vào luồng khi xoáy thì dù có thể bị xoắn và khoang hành khách có thể lộn nhào trong quá trình tiếp đất.
Mặc dù vậy do chuyến bay của Bezos khá ngắn nên nhiều khả năng Blue Origin đã dự đoán cũng như lựa chọn được thời điểm bay an toàn nhất cho cả phi hành đoàn nhằm tránh các rủi ro đến từ thiên nhiên.
Hoàng Kiều: Cả đời gắn bó với lĩnh vực huyết tương, trở thành tỷ phú nhờ doanh nghiệp hoạt động tại Trung Quốc, thích làm từ thiện và mê hoa hậu
Vào giữa thập niên 2000, ông Hoàng Kiều là một cái tên nổi tiếng trong giới kinh doanh Mỹ và Trung Quốc. Ông lần đầu lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes năm 2014, 1 năm sau tài sản của ông nhân lên hơn gấp đôi - đạt 3,8 tỷ USD. Ngoài sự giàu có, ông nổi tiếng còn bởi thích làm từ thiện và thân thiết với các người đẹp từ Mỹ sang Á.