Nguyên tắc “10 không”của bà mẹ nuôi 3 con cùng đỗ ĐH Stanford

Bằng những kinh nghiệm thực tế của mình trong quá trình nuôi dạy 3 cậu con trai cùng đỗ ĐH Stanford – ngôi trường danh giá hàng đầu nước Mỹ, bà mẹ Hồng Kông Trần Mỹ Linh đã đúc kết ra nguyên tắc “10 không” khi dạy con.

13:00 09/05/2021

Trần Mỹ Linh vốn là một ca sĩ Hồng Kông - thần tượng của giới trẻ trong những năm thập niên 70. Thời điểm bấy giờ, bà không có nhiều thời gian cho việc học cũng như đến trường. Cha mẹ bà thấy vậy đã khuyên răn con: “Danh tiếng và tiền bạc giống như dòng nước chảy đến rồi đi, chỉ có học vấn mới là điều đáng quý nhất trong cuộc đời của con”.

Lời dạy bảo của cha mẹ đã giúp bà thức tỉnh. Bà quyết định giã từ sự nghiệp ca hát khi đang ở đỉnh cao và ghi danh vào Trường ĐH Toronto, chuyên ngành Tâm lý trẻ em.

Năm 1986, bà kết hôn ở Nhật và sinh ra 3 cậu con trai. Tháng 9 năm 2017, con trai út của bà đã nối gót hai anh trai cùng đỗ vào trường ĐH danh tiếng Stanford.

Nguyên tắc “10 không”của bà mẹ nuôi 3 con cùng đỗ ĐH Stanford - 1

Bà mẹ nuôi 3 con cùng đỗ ĐH Stanford

"Bà mẹ Stanford" tâm sự: “Tôi mong các con giữ được tâm hồn lương thiện, yêu công việc, vui vẻ trong cuộc sống, kiên trì đến cùng, biết giúp đỡ mọi người, biết đủ, biết tự lập và tìm được người yêu mình”.

Theo bà, với một đứa trẻ, giáo dục ở độ tuổi mầm non là quan trọng nhất và ảnh hưởng tới cả toàn bộ tương lai của chúng. Đằng sau sự thành công của 3 cậu con trai là nguyên tắc “10 không” khi nuôi dạy con cái được bà đúc kết.

Không nên khắt khe thời gian biểu của con

Nhiều người mẹ dạy dỗ con sẽ thiết lập thời gian biểu cố định vào mỗi ngày. Nhưng tôi nghĩ như vậy là quá khắt khe với con trẻ. Thường tôi không bắt con phân biệt rạch ròi giữa thời gian học và chơi. Điều này sẽ giúp con cảm thấy chuyện học không hề đáng sợ.

Ví dụ, khi trời mưa, lũ trẻ có thể được thoải mái chơi đùa như thả chiếc lá xuống dòng nước xem chiếc lá của ai chạy nhanh nhất. Sau đó cha mẹ có thể hỏi con những câu hỏi như: “Tại sao trời lại mưa nhỉ?”. Điều này khiến trẻ cảm thấy thích thú trong việc tìm kiếm câu trả lời. Chúng sẽ học rất nhanh và cảm thấy việc học không quá khó.

Không so sánh con mình với con nhà người ta

Nếu so sánh quá nhiều, con sẽ mất đi sự tự tin và không dám bộc lộ khả năng của mình trước mặt cha mẹ. Nếu cha mẹ đánh giá thấp năng lực của con, tương lai chúng có thể sẽ bắt nạt và coi thường người khác.

Nguyên tắc “10 không”của bà mẹ nuôi 3 con cùng đỗ ĐH Stanford - 2

“Tôi mong các con giữ được tâm hồn lương thiện, yêu công việc, vui vẻ trong cuộc sống, kiên trì đến cùng, biết giúp đỡ mọi người, biết đủ, biết tự lập và tìm được người yêu mình”.

Không để con tham gia quá nhiều lớp học ngoại khóa

Thay vì dành thời gian bắt con đến các lớp học ngoại khóa, cha mẹ nên đưa con đi chơi cùng gia đình. Điều này sẽ tốt hơn cho sự phát triển của trẻ.

Ví dụ, những đứa con lớn của tôi rất thích cá. Vì vậy, thời điểm ấy gia đình chúng tôi đã có mặt ở hầu hết các thủy cung có thể đến tại Nhật Bản.

Không nên thay con quyết định

Việc biết cách lựa chọn và đưa ra quyết định là rất quan trọng. Tôi đã dạy các con điều đó từ khi còn nhỏ, ví dụ khi đi mua kem, con sẽ được chọn hương vị mà chúng yêu. Hay đến khi đi học, con cũng được tự chọn trường mà bản thân cảm thấy phù hợp. Tôi nhận thấy con rất vui vẻ, điểm số khá tốt. Con yêu thích môi trường học ấy và luôn tự tin với lựa chọn của mình.

Không nên phản đối chuyện yêu đương thời trung học

Tình yêu có thể dạy bọn trẻ được yêu và biết cách yêu thương người khác. Nhưng tôi luôn nhắc nhở các con phải có trách nhiệm với bạn gái và không được phép có con khi chưa sẵn sàng. Kể từ khi các con lên 9 tuổi, tôi đã bắt đầu dạy các con những kiến thức về giới tính.

Không nên đánh mắng con

Khi bọn trẻ làm điều gì đó không nên làm, tôi sẽ luôn nói chuyện với con cho đến khi bọn trẻ hiểu rằng mình đã sai và chấp nhận sửa chữa lỗi lầm ấy. Đánh mắng con trẻ là điều không nên. Thay vào đó giảng giải sai lầm của con mới là cách dạy dỗ đúng nhất.

Phần thưởng cho con đừng nặng về vật chất

Đồ chơi chỉ sau 2, 3 tuần có thể trẻ sẽ chán và vứt qua một bên. Do vậy cha mẹ cần gợi ý những phần thưởng khơi dậy sự hứng thú trong trẻ, đồng thời giúp kết nối các thành viên trong gia đình.

Không nên nói dối con

Cha mẹ không nên nói dối trẻ, ví dụ, nếu cha mẹ hứa cho trẻ đi chơi công viên vào ngày mai thì nên cố gắng giữ lời hứa, nếu không trẻ sẽ nghĩ cha mẹ là kẻ nói dối. Nếu con trẻ không còn tin vào lời hứa thì cuộc sống sau này của con sẽ rất cô đơn.

Không nên vì công việc bỏ rơi con

Tôi là một người khá bận rộn và không có nhiều thời gian bên các con. Nhưng tôi biết các con rất yêu thích cá. Tôi thường dành khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày để câu cá cùng các con. Thời gian mẹ con ở bên nhau, dù chỉ là 2 phút, 5 phút thì đó cũng là thiên đường và có tác động rất lớn đến trẻ.

Khi con đặt câu hỏi, không nên để con chờ đợi

Khi con đặt câu hỏi, tôi không bao giờ nói rằng con hãy tự tìm hiểu đi hay con hãy chờ đợi. Tôi luôn sẵn lòng trả lời mọi câu hỏi của con. Nếu gặp câu hỏi không biết đáp án, tôi thường chọn cách cùng con tìm ra câu trả lời.

Theo Trường Giang (VietnamNet)
Tags:
Nữ y tá 31 tuổi bị ung thư dạ dày vì một món ăn quen thuộc, với nghề y cô cho rằng đây là món ăn tốt cho sức khỏe

Nữ y tá 31 tuổi bị ung thư dạ dày vì một món ăn quen thuộc, với nghề y cô cho rằng đây là món ăn tốt cho sức khỏe

Vì làm nghề y nên cô gái này có lối sống khá lành mạnh, cô rất quan tâm đến sức khỏe của mình. Thậm chí, những món ăn mà cô dùng hàng ngày đều là thực phẩm lành tính, vậy mà cô không thể thoát được căn bệnh ung thư quái ác.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất