Nhà 7 tỷ đồng ở Mỹ nhưng tiền đất chỉ 50 nghìn đôla

Số tiền 250 nghìn USD còn lại là tiền xây nhà, tiền thiết kế, tiền bảo trì sân vườn...

22:17 20/07/2023

Ở Mỹ có nhiều loại tiệc liên quan tới những bước tiến triển của con người: prom (dạ hội của học sinh lớp 12), tiệc cưới, baby shower (để chuẩn bị cho phụ nữ sắp sinh), và tiệc tân gia - housewarming.

Việc mua nhà vẫn là rất quan trọng với nhiều người Mỹ.

Mua nhà không phải chỉ là an cư lạc nghiệp, mà còn là một khoản đầu tư vào bất động sản. Thuê nhà thì bạn phải trả tiền hàng tháng, nhưng bạn sẽ chả bao giờ tích lũy được gì. Còn khi mua nhà và phải mựơn nợ thì dù là trả hàng tháng, nhưng rồi sẽ trả xong, và bạn sẽ có cái nhà để ở.

Có nhiều gia đình mua nhà khi có con, họ mượn khoản nợ trả trong 30 năm. Sau chừng 20 năm thì các con đều đã lớn và đi ra khỏi nhà. Tuy nợ chưa trả hết nhưng nhà lại quá to, vợ chồng bèn bán căn nhà to, lấy tiền trả hết khoản nợ còn lại, còn dư ra thì đi mua căn nhỏ hơn để vợ chồng dưỡng già.

Có những người vì một số lý do khác nhau nên sống độc thân, hoặc là thuộc loại "ế", hoặc là thuộc loại ly dị và không nuôi con. Những người này có thể mua một căn hộ nhỏ.

Nhưng một số trường hợp là người ở thành phố lớn, họ không đủ tiền mua căn hộ ở nơi mình ở. Vậy là họ dành dụm để mua một căn nhà ở vùng rẻ tiền hơn và cho thuê, trong khi bản thân mình ở thuê. Khi về già, họ lại trở về căn nhà rẻ tiền đó để dưỡng già.

Việc mua nhà ở Mỹ có một điều mà ai cũng phải lưu ý tới, đó là phí bảo trì căn nhà rất cao, và đây là thứ khiến nhiều người chùn tay khi xem xét việc mua nhà. Ngay cả khi bạn tìm được một căn nhà mà hàng tháng bạn trả nợ bằng tiền thuê, thì thật ra bạn còn phải dành một khoản lớn để sửa chữa nhà cửa.

Nhà ở Mỹ rất đắt, đắt hơn nhiều cái miếng đất mà nó tọa lạc ở trên. Ví dụ như nhà liền thổ tách rời không liên quan gì tới ai mà có giá 300 nghìn USD (hơn 7 tỷ đồng), thì chỉ có 50 nghìn USD (khoảng 1,18 tỷ đồng) là tiền đất, căn nhà và các thứ khác liên quan, như thiết kế vườn, sân bê tông, hệ thống tưới nước tự động... có giá trị 250 nghìn USD.

Đây chính là khác biệt lớn nhất của việc mua nhà ở Mỹ và Việt Nam. Nhà ở Mỹ mà bị hư một chút là phải sửa, không sửa, nó hư hại thì cũng chả dùng được, mà bán lại cũng khó, rất mất giá.

Ở Mỹ, thợ sửa ống nước bị cho là lấy giá đắt cắt cổ, đắt hơn cả bác sĩ, cũng là có nguyên nhân của nó.

Tuy vậy, lợi nhuận của việc đầu tư bất động sản là khá lớn, tùy thuộc vào chuyện bạn mua nhà lúc nào. Những năm 2008-2009, Mỹ đã trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế do người dân vay mua nhà quá nhiều trong khi họ không có khả năng trả khoản nợ đó.

Nhiều người đã không tính tới những chuyện như nói trên, và lắm người còn vay những sản phẩm nợ với lãi suất thả nổi, khiến cho tiền nhà trở nên quá đắt đỏ với họ.

Còn khi bạn mua ở những lúc thị trường không điên cuồng và mua trong khả năng thì đa phần sẽ được yên ổn mà trả nợ. Khi trả nợ xong thì bạn sẽ có một ngôi nhà cho riêng mình, có thể ở mà không phải trả tiền hàng tháng, mình chỉ phải sửa chữa nhà mà thôi.

Ngay tới cả mục cuối cùng thì cũng có cách lách qua. Các chung cư thường có tiền phí hộ gia chủ, và mỗi tháng bạn phải đóng nhưng các khoản chi phí sửa nhà cũng đỡ được đi một chút. Ít nhất thì bạn cũng không phải bỏ tiền sửa chữa khi cái vòi nước tưới cỏ bị hư.

Vì vậy mua nhà vẫn là một điểm quan trọng trong đầu tư và quản lý tài chính của mỗi cá nhân. Người Việt di cư sang Mỹ thì cũng nhanh chóng nhìn thấy những lợi ích của việc mua nhà. Những người Việt ở Mỹ khi có điều kiện thì cũng sẽ mua nhà, và có điều kiện để mua hai nhà thì sẽ mua hai nhà.

Nhà ở là một loại tài sản rất đặc biệt, khi bạn có thể dùng nó để hửơng thụ nhưng cũng có thể dùng nó làm một trương mục đầu tư hay một chỗ để sinh lời. Những ai có khả năng mua nhà thì đều sẽ mua, chỉ là nó có thuận tiện cho mỗi người hay không mà thôi.

Tags:
Bức tranh mùa thu đồng quê Mỹ đẹp siêu thực qua ống kính chàng trai Việt

Bức tranh mùa thu đồng quê Mỹ đẹp siêu thực qua ống kính chàng trai Việt

Qua ống kính của mình, chàng trai Việt Huy (Khánh Hoà) đã 'vẽ' bức tranh tuyệt mỹ về mùa thu New England (Mỹ) trong 'bộ áo' đủ gam màu đỏ, vàng, cam xen kẽ với những hồ nước tĩnh lặng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất