Nhà khoa học Mỹ gốc Hoa trở thành tình báo Trung Quốc năm 15 tuổi

Đúng vào hôm Mạnh Vãn Chu của Huawei bị bắt giữ tại Canada cũng xảy ra vụ việc Trương Thủ Thịnh (Shou Cheng Zhang), nhà vật lý người Mỹ gốc Hoa cũng bất ngờ nhảy lầu tự sát tại Mỹ ở tuổi 55.

09:30 27/09/2019

Đúng vào hôm “Công chúa Huawei” Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ tại Canada cũng xảy ra vụ việc Trương Thủ Thịnh (Shou Cheng Zhang), nhà vật lý người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng là “Người Hoa gần với giải Nobel vật lý nhất”, đồng thời là nhà đầu tư mạo hiểm bất ngờ nhảy lầu tự sát tại Mỹ ở tuổi 55.

Thông tin ông chết lại được công bố cùng ngày với việc Mạnh Vãn Chu bị bắt đã phủ bóng mây nghi vấn lên cái chết của ông vì những công trình của ông đã để lại nhiều sự tiếc nuối cho giới khoa học. Khi còn sống Trương Thủ Thịnh từng được lựa chọn vào “Kế hoạch ngàn nhân tài”, đây là kế hoạch mà Trung Quốc có ý đồ muốn dùng để đánh cắp công nghệ mới của phương Tây. Một cựu quan chức Trung Quốc tiết lộ với truyền thông Mỹ cho biết, năm 15 tuổi, khi Trương Thủ Thịnh thi đỗ vào “Khoa Vật lý 2” đầy bí ẩn của Đại học Phúc Đán, và từ đó trở thành một phần của chiến lược tình báo giúp Trung Quốc đánh cắp công nghệ phương Tây.  

ACDCEA27-0409-4A5C-9E5D-FAC690A5EB90

Nhà Vật lý học Trung Quốc Trương Thủ Thịnh phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo CNTT Thâm Quyến. Ảnh chụp ngày 25/3/2018 (Ảnh từ VCG)

Trương Thủ Thịnh và Hiệu ứng Hall spin lượng tử

Trương Thủ Thịnh (Zhang Shousheng), Giáo sư Vật lý, Kỹ thuật điện tử và Vật lý ứng dụng tại Đại học Stanford, đã qua đời vào ngày 1/12/2018, thọ 55 tuổi. Trương Thủ Thịnh từng có được rất nhiều giải thưởng có sức nặng của giới Vật lý, trong đó có Giải thưởng Vật lý châu Âu, Giải thưởng Barclays của Hiệp hội Vật lý Mỹ, Giải thưởng Dirac của Trung tâm Vật lý lý thuyết Mỹ, Giải thưởng Vật lý cơ bản Yuri, v.v.

Năm 2006, nhóm nghiên cứu của ông đã đưa ra đề xuất về Hiệu ứng Hall lượng tử (Quantum spin hall effect), đến năm 2007, được Tạp chí Khoa học bình chọn là một trong “Mười đột phá khoa học quan trọng”, “Hạt Thiên thần” (Angel particle) mà nhóm nghiên cứu của ông phát hiện cũng được có là thành quả có khả năng đạt được giải Nobel.

Lún sâu vào “Kế hoạch Ngàn nhân tài” của chính quyền Trung Quốc

Sau khi Trương Thủ Thịnh bất ngờ qua đời, chính quyền Trung Quốc đã tổ chức lễ kỷ niệm, tuy nhiên, sau đó chính quyền cũng lập tức bắt tay vào làm mờ nhạt việc Trương Thủ Thịnh khi còn sống từng tham gia vào “Kế hoạch Ngàn nhân tài”. Dư luận đồn đoán, Trương Thủ Thịnh tự tử có liên quan đến việc Mỹ nghi ngờ và tiến hành điều tra về kế hoạch chiêu mộ nhân tài khoa học công nghệ gốc Hoa của chính quyền Trung Quốc.

Dù vậy, ông Trình Can Viễn, cựu quan chức Mặt trận thống nhất Trung Quốc hiện đang cư trú tại Mỹ lại tiết lộ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, thực ra Trương Thủ Thịnh đã “lún vào rất sâu”, từ năm 1978, khi mà Trương Thủ Thịnh mới thi đỗ vào Khoa Vật lý của Đại học Phúc Đán, đã trở thành một quân cờ của tình báo mà Trung Quốc dùng để đánh cắp công nghệ phương Tây.

Trình Can Viễn nói, những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, ông Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách mở cửa, thời điểm đó, họ đã vạch ra một kế hoạch, đó là phái một lô nhân tài tinh anh cốt cán đến phương Tây du học. “Hiện nay gọi là ‘Kế hoạch Ngàn nhân tài’, nhưng khi đó không có tên gọi cụ thể, chỉ nói đại khái là muốn bồi dưỡng một lô nhân tài công nghệ đến phương Tây, làm tình báo đánh cắp công nghệ.” Ông Trình Can Viễn tốt nghiệp Khoa Luật Đại học Phúc Đán vào thập niên 50, ông nói, thời điểm đó, Đại học Phúc Đán có một khoa tên là “Khoa Vật lý 2”, lấy danh nghĩa bề ngoài của trường đại học để đối ngoại, nhưng đối nội gọi là “Khoa Vật lý Hạt nhân”. Thông qua các kênh nội bộ trong trường, ông biết được khoa này thực chất do hệ thống tình báo của Bộ Công an Trung Quốc quản lý.

“Thời điểm đó, Công an và Quốc an còn chưa phân tách. Khoa [Vật lý 2] này là một cục của Bộ Công an, tức do Cục Bảo vệ chính trị và Ủy ban Công tác Khoa học Quốc phòng của Trung quốc chủ quản. Chủ nhiệm khoa này, theo tôi được biết, thưc tế cũng là một nhân viên tình báo thuộc một cục của Bộ Công an. Người này vốn là một đảng viên ngầm ở Thượng Hải.”

Năm 2014, tờ báo “Chính hiệp Nhân dân” của chính quyền Trung Quốc từng đưa tin về “Khoa Vật lý 2” đầy bí ẩn này. Bản tin cho biết: Trong khuôn viên Đại học Phúc Đán từng có một khoa bí bẩn – Khoa Năng lượng Nguyên tử, khi đó vì để bảo mật nên khoa chỉ dùng tên đối ngoại là “Khoa Vật lý 2”.

Kiến trúc của “Khoa Vật lý 2” này là sân tròn vây kín, xung quanh còn có một con “sông bảo vệ thành” bao quanh, bắc qua là một cây cầu độc mộc, và được canh gác nghiêm ngặt.

Theo Giáo sư Viên Trúc Thư (ZhuShu Yuan) sinh viên “Khoa Vật lý 2” thời đó, sau này trở thành Bí Thư đảng của khoa này kể lại, thời điểm đó điểm trúng tuyển của “Khoa Vật lý 2” là điểm cao nhất của toàn trường, có thể vào học tập tại khoa này điều là vô cùng vinh dự.

Ông Trình Can Viễn nói, thời đó, “Khoa Vật lý 2” tuyển những sinh viên xuất sắc mà bối cảnh gia đình không có vấn đề gì trên toàn Trung Quốc, trong đó có không ít người là con cháu thế hệ thứ 2 của những người là lãnh đạo Trung Quốc.

Theo trang web của Viện Khoa học Công nghệ Trung Quốc phân viện tại Thượng Hải tiết lộ, năm 1977, Giang Miên Hằng – con trai của cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, tốt nghiệp “Khoa Vật lý 2” Đại học Phúc Đán.

Phần ông Trình Can Viễn nói, năm 1978, Trương Thủ Thịnh 15 tuổi, mới tốt nghiệp Sơ Trung (tương đương cấp 2) liền thi đỗ vào “Khoa Vật lý 2” của Đại học Phúc Đán, và sau đó 1 năm được nhà trường chọn cho đi du học Đức. “Khi đó, Quỹ Alexander von Humboldt của Đức cũng cung cấp một khoản tiền, một số người đến Đức, Trương Thủ Thịnh chính là người được chọn đến Đức đợi 1 năm sau thì chuyển đến Mỹ, và do ông Dương Chấn Ninh hướng dẫn làm Nghiên cứu sinh Tiến sĩ.”

Trương Thủ Thịnh đi qua lại giữ Mỹ và Trung Quốc

Trương Thủ Thịnh sau này trở thành Giáo sư vĩnh viễn của Khoa Vật lý Đại học Stanford, trong cuộc phỏng vấn đặc biệt với trang công nghệ nổi tiếng Tech 163 của Trung Quốc, ông cho biết, mặc dù làm việc tại Mỹ nhưng vẫn luôn muốn làm tốt “công tác cầu nối khoa học”.

Năm 2009, Trương Thủ Thịnh được mời tham gia vào “Kế hoạch Ngàn nhân tài” của Trung Quốc, ứng tuyển vào Đại học Thanh Hoa, bắt đầu phát triển sự nghiệp ở cả Mỹ và Trung Quốc, thúc đẩy nhiều công trình hợp tác song phương giữa các cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp hai nước. Năm 2013, Trương Thủ Thịnh trở thành Viện sĩ quốc tịch nước ngoài của Viện Khoa học Công nghệ Trung Quốc.

Ông Trình Can Viễn nói, những người đến Mỹ du học trong thập niên 80 phần lớn đều đã có học vị Tiến sĩ Vật lý, phần lớn những người đó về sau đều có quan hệ với các đơn vị khoa học công nghệ hoặc các trường đại học của Trung Quốc. Họ từng bước nắm trong tay công nghệ của phương Tây rồi đem về Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc cũng cho họ nhiều chỗ tốt. “Cầm tiền của cả 2 bên, đãi ngộ cũng rất nhiều, rất nhiều người cũng đã thành triệu phú, thậm chí tỷ phú. Ở Phố Đông thành phố Thượng Hải có rất nhiều người như vậy, phần lớn là làm về hệ thống máy tính.”

FBI điều tra về “Kế hoạch Ngàn nhân tài”

Ông Trình Can Viễn cho biết, đánh cắp công nghệ phương Tây là mục tiêu đã rõ ràng từ lâu trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ có điều hiện nay mới đem “Kế hoạch Ngàn nhân tài” này công khai.

Từ năm ngoái (2018), nhiều học giả người Mỹ gốc Hoa tham gia vào “Kế hoạch Ngàn nhân tài” đã trở thành mục tiêu điều tra của Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Ngày 20/11/2018, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ đã cập nhật “Báo cáo điều tra số 301”, chỉ rõ Trung Quốc lợi dụng đầu tư mạo hiểm để có được công nghệ mũi nhọn và quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, báo cáo điểm tên Công ty Danhua Capital do ông Trương Thủ Thịnh thành lập.

Sự hợp tác của Trương Thủ Thịnh và Huawei

Năm 2013, Trương Thủ Thịnh thành lập công ty đầu tư mạo hiểm có tên Danhua Capital tại Mỹ, chuyên đầu tư vào công ty khởi nghiệp tại Đại học Stanford và Thung lũng Silicon, đặc biệt là lĩnh vực Big Data, điện toán đám mây, thực tế ảo, tăng cường thực tế ảo, robot, và phần cứng thông minh. Trong đó có các công ty như 3DR, Cohesity, GoodData, GraphSQL, EverString, Meta, Optimizely, Qeexo, Trustlook, v.v.

Theo trang tin China News của Trung Quốc đưa tin ngày 16/3/2018, hai công ty của Danhua Capital xây dựng mối liên hệ về nghiệp vụ với các công ty hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm cả Huawei.

Bản tin cho biết, dưới sự liên lạc thúc đẩy của Danhua Capital, công nghệ màn hình cảm ứng của Qeexo lần đầu tiên được ứng dụng trên điện thoại Huawei P8, sau đó liên tiếp được các công ty sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc hợp tác và đặt hàng. Ngoài ra, dưới sự thúc đẩy của Trương Thủ Thịnh, GraphSQL trở thành nhà cung cấp công nghệ cho Alipay và mạng lưới điện quốc gia Trung Quốc.

Sau đó, điện thoại Huawei P10 được ra mắt, công nghệ màn hình cảm ứng của Qeexo được ứng dụng trên điện thoại của Huawei cũng được nâng cấp thêm.

Hiện tại, Huawei đang sát cánh cùng Alibaba nghiên cứu về máy tính lượng tử. Trong khi đó, “Hạt Thiên thần” được nhóm của Trương Thủ Thịnh phát hiện cũng được cho là có triển vọng mang đến đột phá quan trọng trong nghiên cứu máy tính lượng tử.

Tháng 1/2018, Trương Thủ Thịnh trả lời phỏng vấn của trang Tech 163 cho biết, “Hạt Thiên thần” sẽ thực hiện “bước đột phá từ con số 0 đến con số 1”, sẽ đem đến “ảnh hưởng mang tính cách mạng” cho máy tính lượng tử.

Ngày 15/7/2017, trong một bài phát biểu tại một hội nghị cấp cao về khoa học công nghệ tổ chức ở Bắc Kinh, Trương Thủ Thịnh cho biết, ông đang nghiên cứu về vật liệu mới, với ý đồ dùng Hiệu ứng Hall lượng tử để ứng dụng vào vật liệu mới, nhằm tạo ra đĩa bán dẫn mới siêu việt hơn công nghệ truyền thống, đồng thời thực hiện “đột phá mang tính cách mạng”.

Điều đáng chú ý là, Đại học Công nghệ Thượng Hải (ShanghaiTech University) và Huawei cùng hợp tác với Trương Thủ Thịnh, hai bên cũng có mối quan hệ. Người sáng lập kiêm Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Thượng Hải là ông Giang Miên Hằng (con trai ông Giang Trạch Dân) được cho là có mối quan hệ mật thiết với Huawei.

Sự trỗi dậy của Huawei liên quan mật thiết đến sự phát triển của dự án Golden Shield (Kim Thuẫn), Golden Shield là một công trình mang tính toàn quốc để cơ quan công an Trung Quốc thực thi giám sát việc sử dụng mạng internet của người dân Trung Quốc, người đứng chịu trách nhiệm phát triển là Giang Miên Hằng.

Nhiều kênh truyền thông tại Trung Quốc đưa tin, từ năm 2000 khi bắt đầu công trình Golden Shield này, Huawei không những cung cấp công nghệ phần cứng mà còn tham gia sâu vào nghiên cứu phát triển công nghệ cho công trình này.

Tags:
Ngày mai tôi đi viện dưỡng lão - Câu chuyện của một người già nhưng dành cho các bạn chưa già

Ngày mai tôi đi viện dưỡng lão - Câu chuyện của một người già nhưng dành cho các bạn chưa già

Già cũng dễ bị tủi thân và sợ bị cô đơn vô cùng. Lúc trước còn trẻ, khi còn mạnh, cái gì cũng tự làm được. Nay tuổi già sức yếu, làm không được nữa nên đành phải nhờ con cháu.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất