Nhà kinh tế học đề xuất phát cho mỗi trẻ em Mỹ 60.000 USD

Chi phí để phát tiền cho từng đứa trẻ Mỹ khi mới sinh theo đề xuất là 100 tỷ USD mỗi năm.

22:30 06/10/2018

Giáo dục thường được xem là cách xóa bỏ bất bình đẳng. Như Nelso Mandela từng nói “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới”. Nhưng nhà kinh tế học Darick Hamilton đang kêu gọi nhìn nhận lại quan điểm học phí và việc học hành chăm chỉ có thực sự mang lại kết quả thế không.

Ông Hamilton là giáo sư kinh tế và chính sách đô thị tại The New School. Ông tin rằng một nền giáo dục tốt sẽ không giúp ích được nhiều nếu không đi cùng sự hỗ trợ tiền bạc.

“Sự giàu có là chỉ số tối quan trọng của an ninh kinh tế và hạnh phúc”, Hamilton phát biểu tại Hội nghị TED ở New York tuần trước, khi các nhà lãnh đạo thế giới đang tham gia cuộc họp tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc gần đó.

Ý tưởng cơ bản của giáo sư Hamilton là cấp vốn cho tất cả những đứa trẻ Mỹ mới sinh để lớn lên chúng có một khoản tiền xây dựng sự nghiệp.

Ý tưởng cơ bản của giáo sư Hamilton là cấp vốn cho tất cả những đứa trẻ Mỹ mới sinh để lớn lên chúng có một khoản tiền xây dựng sự nghiệp.

Hamilton ủng hộ một hệ thống dòng tiền mới của liên bang. Đó là một chương trình quỹ tín thác đầy tham vọng, dành cho từng đứa trẻ Mỹ từ khi mới sinh ra, và chúng có thể rút tiền khi trưởng thành. Ông đặt tên nó là “Quyền kinh tế cơ bản nhằm cấp vốn cho mọi người”.

“Không có vốn, bất bình đẳng sẽ không được giải quyết. Đã đến lúc từ bỏ giả thuyết sai lầm này, điều mà cho rằng bất bình đẳng là do sự thâm hụt cá nhân, trong khi bỏ qua phần lớn các lợi thế của sự giàu có”, Hamilton nói.

Ông khẳng định những gì “thiếu hụt rõ ràng” trong giả thuyết hiện tại về thành công là vai trò của quyền lợi và vốn trong xã hội, và cách chúng có thể được sử dụng để “thay đổi các quy tắc và cấu trúc của giao dịch cũng như thị trường ngay từ đầu”.

Ví dụ, ở Mỹ, 10% người có thu nhập cao nhất nắm giữ khoảng 70% tài sản trong nước và khoảng cách giàu nghèo ảnh hưởng rất lớn với người da màu. Sự bất bình đẳng kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, sự bất bình đẳng là yếu tố dự báo chuẩn xác nhất về cơ hội kinh tế của một đứa trẻ ở Mỹ.

Mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn, khi mà trong những năm gần đây, những người giàu nhất được hưởng hoàn toàn lợi ích của nền kinh tế. Trong khi đó, lương của người lao động Mỹ đang trì trệ. Hamilton nghĩ rằng, góp thêm tiền mặt có thể giúp thúc đẩy xã hội trở nên công bằng hơn. Khi ấy, giấc mơ Mỹ mới thành hiện thực.

Tiền mặt có thể tài trợ cho tất cả quyết định quan trọng trong cuộc sống. Chúng bao gồm giáo dục tư nhân, mạng lưới chăm sóc sức khỏe tốt và an toàn (chi phí chăm sóc sức khỏe là nguyên nhân số một dẫn đến phá sản ở Mỹ) và một ngôi nhà trong một khu phố tốt.

Theo kế hoạch mới của Hamilton, số tiền trung bình sẽ vào khoảng 25.000 USD cho mỗi đứa trẻ. Số tiền này có thể tăng lên 60.000 USD cho trẻ em nghèo nhất. Những đứa trẻ sinh ra từ gia đình giàu cũng không ra rìa. Mọi trẻ em ở Mỹ sẽ nhận được ít nhất là 500 USD.

Số tiền sẽ được liên bang quản lý trong kho bạc, với lãi suất khoảng 2% mỗi năm cho đến khi đứa trẻ đủ tuổi trưởng thành. Khi ấy, chúng sẽ tự quyết định dùng số tiền để đầu tư cho bản thân như học đại học, mua nhà hay khởi nghiệp.

Ý tưởng về quỹ tín thác trẻ em này chưa hoàn thiện và Hamilton cũng thừa nhận có “nhiều chi tiết” chưa được giải quyết. Nhưng về bản chất, đây là một lời hứa về mạng lưới an toàn xã hội, cho phép nhiều người Mỹ chấp nhận những rủi ro tài chính để thực hiện ước mơ mà bớt lo lắng việc phá sản giữa chừng.

Một báo cáo năm 2008 của Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia cho rằng nguyên nhân lớn nhất của bất bình đẳng thu nhập đang tăng lên ở Mỹ là tiền lương CEO quá cao, tăng với tốc độ chóng mặt mà không phù hợp với phần còn lại của nền kinh tế. Một số chuyên gia thì cho rằng, ngăn chặn việc trốn thuế của người giàu hay cung cấp thu nhập tối thiểu vô điều kiện có thể giúp khắc phục bất bình đẳng.

Phiên An (theo Business Insider)

Tags:
Cảnh sát viên ở Baltimore say xỉn trong khi đi tuần, bị cho nghỉ việc

Cảnh sát viên ở Baltimore say xỉn trong khi đi tuần, bị cho nghỉ việc

Giám đốc cảnh sát thành phố Baltimore ở tiểu bang Maryland, ông Gary Tuggle, vừa có quyết định cho nghỉ việc một cảnh sát viên, sau khi người này bị bắt quả tang say xỉn trong khi đi tuần.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất