Nhắc nhở bạn cùng phòng có ý thức vệ sinh tốt hơn, nữ du học sinh Việt nhận về tin nhắn hồi đáp gắt đến mức chỉ biết câm nín

Mặc dù không thích nhưng muốn chuyển phòng du học sinh phải đợi một năm, mà ra ngoài thuê cũng rất khó khăn khi tiền thuê cao mà lại đòi hỏi rất nhiều giấy tờ. Cho nên đa số các bạn sinh viên chọn cách gây nhau mỗi ngày chứ không biết nên làm như thế nào.

11:30 01/08/2019

Chuỗi ngày du học chưa bao giờ đẹp như trong mơ theo cách các bài viết hay những đoạn video trên mạng xã hội. Các du học sinh phải tự lực cánh sinh vượt qua nhiều khó khăn nơi xứ người để có được một tấm bằng danh giá.

Tương tự như ở Việt Nam, chuyện xích mích trong ký túc xá khi đi du học ở nước ngoài cũng diễn ra như cơm ngày ba bữa. Nhưng ở quê nhà nếu không thích thì sinh viên sẽ nhanh chóng xách vali ra ngoài thuê riêng, nhà trọ cũng dễ dàng tìm thấy trên mạng xã hội, còn khi đi du học không phải cứ không thích thì sinh viên cũng dễ tìm cho mình một nơi trú thân nơi xứ người xa lạ.

Mới đây trong group cộng đồng của du học sinh, một nữ sinh đã chia sẻ đoạn chat với cô bạn cùng phòng khiến mọi người đọc xong cảm thấy tức mà ngoài việc gây nhau mỗi ngày thì biết làm gì hơn. Trước đoạn tin nhắn của nữ sinh Việt: "Điều đó thật tuyệt vời đối với bạn. Sau tất cả, tôi chỉ muốn khu vực chung phải sạch sẽ. Xin lỗi nếu bạn cho rằng đó là chuyện cá nhân nhưng tôi không thể không nói được". Cô bạn cùng phòng đã trả treo như sau: "Đây là điều tôi đã mong đợi từ lâu. Tôi sẽ đi đến phòng quản lý và xem có điều gì sẽ xảy ra. Đừng có mà hạnh phúc sớm. Bây giờ tôi sẽ đáp trả bạn những gì tôi có thể, hãy liệu hồn!"

Nhắc nhở bạn cùng phòng có ý thức vệ sinh tốt hơn, nữ du học sinh Việt nhận về tin nhắn hồi đáp gắt đến mức chỉ biết câm nín - Ảnh 1.

Đoạn tin nhắn trao đổi giữa cô nữ sinh Việt với bạn cùng phòng

Cô nàng chỉ muốn nhắc nhở người bạn cùng phòng nên giữ gìn vệ sinh khu vực sinh hoạt chung, có ý thức tốt hơn nhưng thay vì có thái độ tiếp thu ý kiến thì người bạn này còn phản ứng thái quá, còn đòi phốt ngược lại cô nữ sinh Việt.

Được biết, cô nữ sinh Việt tên là Nhật Linh, hiện đang học ngành thiết kế đồ hoạ trường HTW Berlin (Đức). Theo Linh chia sẻ thì câu chuyện tranh cãi này xảy ra thường xuyên, nhưng lúc trước thì cô bạn cũng bảo sẽ sửa đổi mặc dù cũng không làm, duy chỉ có lần này có thái độ hống hách không biết sai, cho nên bực quá mới đem lên mạng xã hội.

Nhật Linh cho biết cô bạn cùng phòng này là người Bangladesh, mà hầu hết các du học sinh đều sợ ở chung với những sinh viên đến từ quốc gia này, cả Ấn Độ và những quốc gia Châu Phi vì đa số các bạn này đều không sạch, ở bẩn mà ý thức cũng không tốt.

Nhắc nhở bạn cùng phòng có ý thức vệ sinh tốt hơn, nữ du học sinh Việt nhận về tin nhắn hồi đáp gắt đến mức chỉ biết câm nín - Ảnh 2.

Chân dung Nhật Linh, cô bạn nhắc nhở bạn cùng phòng ý thức tốt hơn mà bị trả treo lại

Mặc dù không thích nhưng không phải muốn chuyển là chuyển được tại vì đang ở ký túc xá của trường, muốn đổi phòng phải chờ một năm sau cho nên ngoài tranh cãi thì Nhật Linh cũng không biết phải giải quyết như thế nào. Có báo cho quản lý nhưng chỉ nhắc nhở cho nên cũng không thay đổi được điều gì. Mà chưa chắc đổi bạn mới sẽ tốt hơn vì ký túc xá ở Đức chọn sinh viên theo kiểu quay số, thành ra may mắn thì mừng còn xui xẻo thì đành phải chịu đựng suốt mấy năm học.

Còn vấn đề thuê nhà trọ ở Đức thì Nhật Linh cho biết để tiết kiệm tiền ăn uống nên ít ai thuê phòng bên ngoài, phòng ký túc xá chỉ tầm 200 EURO một tháng (khoảng 5 triệu) còn thuê ngoài thì giá gấp đôi trở lên, mà có thuê cũng rất khó khăn khi chủ nhà ở đây đòi hỏi rất nhiều giấy tờ, mà đang sinh viên thì không thể đáp ứng được.

Bên dưới phần bình luận của bài viết có rất nhiều chia sẻ của các bạn du học sinh khác, đa số đều than thở kiếm được một người bạn cùng phòng có ý thức tốt là một điều quá khó khăn. Muốn đổi bạn cùng phòng phải chờ tận 1 năm cho nên trong thời gian phải sống chung đúng là đã bị áp lực học hành còn gặp thêm quả stress treo lơ lửng trên đầu thế này. 

Tags:
Hoa Kỳ thu hồi lượng lớn cá da trơn đông lạnh không đạt chuẩn

Hoa Kỳ thu hồi lượng lớn cá da trơn đông lạnh không đạt chuẩn

Một số lượng lớn sản phẩm cá da trơn từ các nước như Bangladesh, Myanmar đã bị thu hồi do những nước này vốn đã không đủ điều kiên để xuất khẩu cá sang Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất