Nhận diện 5 nguyên nhân khiến CPH năm 2018 chậm tiến độ

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018, cả nước phải cổ phần hóa 64 doanh nghiệp, nhưng thực tế chỉ đạt hơn 17%, với 12 doanh nghiệp hoàn thành

10:30 24/01/2019

Trong khi đó, có 35 doanh nghiệp đề nghị chuyển sang hoàn thành vào năm 2019 (chiếm 55%); 12 doanh nghiệp đề nghị chuyển sang thực hiện năm 2020 (chiếm 17%) và 6 doanh nghiệp không báo cáo thời gian dự kiến hoàn thành. Hiện còn 53 DNNN chưa được cổ phần hóa, 118 doanh nghiệp chưa được thoái vốn.

Đáng quan ngại hơn, có những doanh nghiệp CPH không thực chất khi tỉ lệ bán vốn ra ngoài chỉ chiếm 5-10%; trong khi để bảo đảm tính chất tự chủ của doanh nghiệp sau CHP, ít nhất phải giảm tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước xuống dưới 65%, thậm chí dưới 50%. Có 3 nguyên nhân cơ bản khiến CPH, thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp năm 2018 chậm tiến độ. Trước hết, do việc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất của nhiều doanh nghiệp quy mô lớn gặp khó khăn về quy trình, thủ tục, mất nhiều thời gian. Thứ hai, chính sách lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược còn thiếu quy định chi tiết về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, quy trình về bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa, thời gian tối thiểu cổ đông chiến lược nắm giữ cổ phần trong trường hợp thoái vốn, phát hành cổ phiếu riêng lẻ; chưa có chế tài quy định xử lý nhà đầu tư chiến lược thực hiện sai cam kết. Quy định về thời gian bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược quá ngắn (Theo Nghị định 59 trong vòng 20 ngày kể từ ngày phương án CPH được phê duyệt, Ban Chỉ đạo tiến hành thỏa thuận với các nhà đầu tư chiến lược về số cổ phần được mua và giá bán).

Thứ ba, quy định cổ phần hóa, thoái vốn được ban hành chặt chẽ, công khai, minh bạch theo Nghị định số 116/2015/NĐ-CP của Chính phủ, khiến các doanh nghiệp phải làm lại thủ tục cổ phần hóa từ đầu, kéo dài. Thứ tư, việc xử lý công nợ của doanh nghiệp cổ phần hóa cũng gặp một số vướng mắc liên quan đến hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi, tổn thất các khoản đầu tư tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp; đối chiếu công nợ; xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng. Và cuối cùng, một số bộ, địa phương, doanh nghiệp chưa quyết liệt thực hiện, kịp thời báo cáo khó khăn vướng mắc lên Ban Chỉ đạo… Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có 50 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa; các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng cũng gặp vướng mắc khi liên quan tới quản lý đất đai.

Để tiếp tục triển khai nhiệm vụ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ liên quan tới cổ phần hóa, thoái vốn, các Đề án cơ cấu lại DNNN và cơ cấu lại từng doanh nghiệp đã được xác định rõ ràng, đề nghị Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, ngành và địa phương quán triệt và thực hiện.

“Tinh thần hành động của Chính phủ năm 2019 yêu cầu bứt phá thì lĩnh vực này cũng phải vậy trên tinh thần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tối đa hóa lợi ích Nhà nước, quyết liệt, công khai, minh bạch trong thực hiện, không quá coi trọng số lượng đồng thời xử lý trách nhiệm của cấp có thẩm quyền để chậm cổ phần hoá, thoái vốn”, Phó Thủ tướng nói.

Về thoái vốn Nhà nước, Phó Thủ tướng nêu rõ Nghị quyết số 12-NQ/TW đề ra các nguyên tắc khi thoái vốn, trong đó có yêu cầu công khai, minh bạch, tối đa hóa giá trị vốn Nhà nước theo thị trường, chứ không yêu cầu phải bảo toàn vốn Nhà nước. Do vậy, có những trường hợp giá vốn theo thị trường dưới mệnh giá thì vẫn có thể thoái, càng giữ thì Nhà nước càng thiệt. Tránh trường hợp doanh nghiệp, dự án yếu kém có thể khắc phục để cổ phần hóa, thoái vốn được mà lại “bán non”, thiệt hại lợi ích của Nhà nước.

Chỉ thị 01/2019/CT-TTg về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại DNNN và DN có vốn Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5/1/2019, đã yêu cầu các trường hợp cần điều chỉnh danh mục, tiến độ cổ phần hóa, thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/1/2019, trong đó nêu rõ tiến độ thực hiện, cơ quan thực hiện, làm cơ sở để Thủ tướng phê duyệt, các cơ quan liên quan đôn đốc, giám sát tiến độ thực hiện.

Theo Tạp chí Công thương

Tags:
10 thói quen đơn giản bạn nên làm thường xuyên để sống thọ

10 thói quen đơn giản bạn nên làm thường xuyên để sống thọ

Nên duy trì thói quen uống một tách trà hoặc cà phê, bổ sung đủ nước, rửa tay thường xuyên, thiền… mỗi ngày.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất