Nhắn tin điện thoại ở California sẽ bị thu phí?
Các nghị sĩ bang California (Mỹ) muốn đánh thuế tin nhắn điện thoại nhằm gây quỹ cho chương trình liên lạc công cộng.
10:30 27/05/2019
CNN đưa tin ngày 14-12 rằng mức phụ phí mới do Ủy ban Tiện ích công cộng California (CPUC) sẽ không đánh trên từng tin nhắn.
Khoản thuế này sẽ được hằng tháng theo tất cả các khoản thu dành cho dịch vụ nhắn tin trên hóa đơn điện thoại.
California là tiểu bang đông dân nhất và hiện có nhiều người Việt sinh sống nhất ở Mỹ.
Theo CNN, hầu hết các nhà mạng đều cung cấp gói cước cố định cho dịch vụ nhắn tin, trong đó cộng thêm mức phí giống với các dịch vụ khác, ví dụ như cước gọi thoại. Cách tính phí chính thức là khác nhau tùy theo mỗi nhà mạng.
Ngày 10-1-2019, CPUC sẽ bỏ phiếu cho biện pháp mới này. Hiện nay họ đang vướng phải sự phản đối quyết liệt từ các tổ chức thương mại của ngành như CTIA, tổ chức đại diện cho AT&T Mobility, Sprint, và T-Mobile.
Bản đề xuất mới có đề cập đến việc chương trình Hỗ trợ Cộng đồng của bang đang cần tăng quỹ trong khi nguồn tiền từ thuế liên tục giảm. Mức phụ phí hiện đang thấp hơn 7%.
Kế hoạch trên được dự đoán sẽ gặp khó khăn sau khi quyết định mới của Ủy ban Truyền thông liên bang (FCC) được đưa ra ngày 12-12.
Theo đó, FCC đưa tin nhắn điện thoại vào danh mục “dịch vụ thông tin” giống thư điện tử (email). Ủy ban trên cho rằng cách phân loại mới sẽ giúp các nhà mạng ngăn ngừa tin rác.
Trong hồ sơ pháp lý được nộp ngày 12-12, CTIA nói nếu tin nhắn điện thoại được xem là dịch vụ thông tin, CPUC không có quyền kiểm soát cũng như không có quyền đánh phụ phí.
Ngoài ra, tổ chức này cho rằng bản đề xuất trên đang làm trái với luật liên bang.
CTIA lập luận việc đánh thuế này sẽ tạo ra bất bình đẳng “giữa các nhà mạng không dây và các nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin khác”, giống như WhatsApp, iMessage hay Skype.
Theo phía CPUC, mức thuế mới này sẽ hỗ trợ nhiều loại dịch vụ công cộng, bao gồm 911 – số điện thoại khẩn cấp của cảnh sát, dịch vụ điện thoại cho các hộ nghèo và trang thiết bị dàn
Cư dân mạng chế giễu ‘vũ khí sắc bén của Trung Quốc’ trong chiến tranh thương mại
Việc chính quyền Trung Quốc đổi ý trong thỏa thuận thương mại với Mỹ đã khiến cho hình thế chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có sự chuyển biến ngược. Một mặt, Trung Quốc để cho Đài truyền hình Trung ương (CCTV) phát sóng 7 bộ phim “chống Mỹ”, một mặt lại hiệu triệu nội bộ đảng học “Tuyển tập Mao”, và gần đây lại nói về “Vạn lý trường chinh mới”. Nhiều người châm chọc rằng, “Những thứ này là vũ khí sắc bén để đối phó với chiến tranh thương mại chăng?”