Nhân viên Huawei bị nghi làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc
Nghiên cứu dựa trên hàng chục nghìn hồ sơ nhân viên Huawei cho thấy, không ít trong số đó làm gián điệp hoặc liên quan đến chính phủ Trung Quốc.
03:30 10/07/2019
Nhà nghiên cứu Christopher Balding thuộc Đại học Fulbright Việt Nam đã phát hiện các nhân viên Huawei có mối quan hệ với bộ máy an ninh nhà nước Trung Quốc. Kết quả có được sau khi chuyên gia này phân tích dữ liệu từ 590 triệu hồ sơ bị rò rỉ trực tuyến năm ngoái.
Cùng với sự giúp đỡ của những chuyên gia hàng đầu, gồm ba nhà nghiên cứu từ nhóm Tư tưởng cánh hữu Anh và Hiệp hội Henry Jackson, báo cáo tiết lộ, một số nhân viên Huawei "tham gia thu thập thông tin bằng công nghệ hoặc phần mềm trên sản phẩm của Huawei". Những người này cũng "xây dựng khả năng đánh chặn hợp pháp vào thiết bị Huawei" cho các dự án cả trong nước và quốc tế.
Một công nhân bên trong nhà máy của Huawei. Ảnh: Huawei.
Để thực hiện, nhóm của Balding đã lấy ngẫu nhiên 65.000 hồ sơ và lọc được khoảng 25.000 hồ sơ nhân viên Huawei. Sau đó, họ sử dụng máy tính để phân tích thông qua các từ khóa chính có liên quan, chẳng hạn "Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc".
Kết quả, có khoảng 100 người trong danh sách có các chi tiết hồ sơ với nội dung từng làm việc ở mảng an ninh hoặc có liên quan mật thiết đến chính phủ Trung Quốc. Nhiều trong đó từng đại diện trong Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, thực hiện chung một số dự án với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, từng được đào tạo tại các học viện quân sự hàng đầu Trung Quốc, thậm chí từng cùng đội quân an ninh mạng của chính phủ tấn công hệ thống máy tính của Mỹ.Để thực hiện, nhóm của Balding đã lấy ngẫu nhiên 65.000 hồ sơ và lọc được khoảng 25.000 hồ sơ nhân viên Huawei. Sau đó, họ sử dụng máy tính để phân tích thông qua các từ khóa chính có liên quan, chẳng hạn "Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc".
Phía Huawei lên tiếng phủ nhận. "Chúng tôi chưa thể xác minh bất kỳ cái nào được gọi là 'hồ sơ nhân viên Huawei'. Giáo sư Christopher Balding chỉ đang trích dẫn thông tin sau khi kiểm tra sơ bộ. Vì vậy, chúng tôi không thể xác nhận tính xác thực của tất cả các thông tin đã công bố", phát ngôn viên của Huawei nói với Business Insider.
Cũng theo đại diện của công ty Trung Quốc, các ứng viên nếu muốn nộp đơn xin làm việc được yêu cầu phải cung cấp tài liệu chứng minh rằng, họ đã chấm dứt mối quan hệ với quân đội hoặc chính phủ. Do đó, việc có những chi tiết về quá khứ của mỗi ứng viên là "không thể loại trừ" nhưng vẫn được "tin tưởng". "Chúng tôi muốn có ít nghiên cứu mang tính phỏng đoán hơn nhằm vào Huawei", người đại diện này nói thêm.
Huawei từ lâu bị nghi ngờ có liên quan đến chính phủ Trung Quốc, nhưng công ty luôn lên tiếng phủ nhận. Cuối tháng 6, báo cáo từ Bloomberg cho biết các nhân viên Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei trong một thập kỷ qua đã cộng tác với một số cơ quan thuộc quân đội nước này (PLA) trong ít nhất 10 dự án nghiên cứu về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và liên lạc vô tuyến. Việc công ty viễn thông này bị Mỹ cấm vận hồi giữa tháng 5 do có liên quan đến các hoạt động "gây nguy hại đến an ninh quốc gia".
Thực tế, ông chủ Huawei Nhậm Chính Phi từng là sĩ quan công binh quân đội Trung Quốc từ những năm 1960 trước khi giải ngũ năm 1982. Ông thành lập Huawei vào năm 1987.
Theo: Vnexpress
Cuộc vận động ngầm thúc đẩy Trump 'mở đường sống' cho Huawei
Tổng thống Trump đồng ý để các công ty Mỹ tiếp tục bán hàng cho Huawei sau cuộc vận động hành lang rầm rộ của ngành công nghiệp chip Mỹ.