Nhân viên y tế Hồng Kông cầu xin cảnh sát mở cửa để vào cứu người (video)

Phong trào phản đối Luật dẫn độ của người Hồng Kông ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

10:30 03/09/2019

Do hoạt động biểu tình ngày 31/8 chưa được phê duyệt, người dân Hồng Kông đã tự phát tổ chức mít tinh và diễu hành. Bất ngờ là cảnh sát trang bị vũ trang, tiến vào nhiều khu vực ga tàu điện và đánh người biểu tình, không phân rõ đúng sai. Trong quá trình đụng độ, cảnh sát tại Yau Ma Tei đã đuổi các phóng viên và nhân viên cứu hộ ra khỏi khu vực sân ga. Nhiều nhân viên cứu hộ đã phải khóc cầu xin cảnh sát mở cửa vào ga tàu điện ngầm để cứu người, cảnh tượng hết sức cảm động.

Nhân viên y tế Hồng Kông cầu xin cảnh sát mở cửa để vào cứu người  (Ảnh chụp màn hình video)

Truyền thông Hồng Kông đưa tin, khoảng 10:45 tối ngày 31/8, khoảng 200 cảnh sát phòng chống bạo động đột nhiên xông vào nhà ga Prince Edward ở Mong Kok để truy bắt, dùng dùi cui đánh đập và khiến hành khách bị thương.

Theo một video trên Internet, một nam nhân viên cứu thương đã hét lên với cảnh sát qua cổng sắt tối hôm đó: “Tôi giúp anh ta (người bị thương) cầu xin các anh cứu mạng, các anh có lòng trắc ẩn không? Xin hãy để tôi đi cứu người, tôi đưa hết các thiết bị của mình cho các anh, hãy để tôi vào cứu người. Sau khi tôi cứu người xong, các anh muốn đánh, muốn bắn hay muốn bắt tôi cũng được, xin hãy để cho tôi được vào cứu người.” Thế nhưng cảnh sát vẫn hoàn toàn bất động, trả lời một cách lạnh lùng rằng “không được”.

Nhân viên cứu hộ ở hiện trường nói rằng anh từng đi vào ga và thấy rõ có 4 người bị thương ở bên trong. Tuy nhiên, khi người này chuẩn bị sơ cứu cho nạn nhân thì đã bị cảnh sát đuổi đi. Ba nhân viên cấp hộ khác cũng bị dẫn đi và giam giữ ở một khu vực khác, không cho phép lại gần người bị thương. Hành động này của cảnh sát khiến các nhân viên cứu hộ rất giận dữ, họ không hiểu tại sao cảnh sát lại giam giữ họ, không cho họ cứu người.

Một nam nhân viên cứu thương giương cao biểu ngữ “Ngăn cản nhân viên cứu hộ là trái với luật nhân đạo quốc tế, vi phạm luật nhân đạo và phạm tội nghiêm trọng”, còn không ngừng cầu xin cảnh sát, hy vọng họ sẽ thả ra để có thể đi cứu những người bị thương. Anh ấy đã kích động hô lên: “Ước mơ thuở nhỏ của tôi chính là trở thành cảnh sát, nhưng ngày hôm nay các anh đã khiến tôi phải thay đổi quan điểm.”

Một nữ nhân viên cứu hộ cũng khóc mà nói: “Đều là người Hồng Kông, đều có cùng một gốc gác, tại sao lại phải làm như vậy?” Tuy nhiên, dù cô có cố gắng khẩn cầu thế nào, cảnh sát đều thờ ơ như không.

Khi xem đoạn video này, cư dân mạng hết sức phẫn nộ và bình luận: “Xem video mà cảm thấy thật đau khổ, nhân viên cứu hộ đã làm rất tốt.” “Nghe lời khẩn cầu của nhân viên cứu hộ mà cảm động quá, tại sao những viên cảnh sát này lại tàn bạo đến vậy?” “Xem video mà thấy buồn quá, những cảnh sát tà ác này căn bản là từ Thâm Quyến phái tới, thay cho Đảng Cộng sản Trung Quốc hành ác.” “Vì sao mà người dân Hồng Kông liên tục biểu tình, nguyên nhân chẳng phải quá rõ ràng như thế này hay sao?”

Minh Ngọc

Tags:
Sống ở Mỹ dễ hay khó: Sau “tuần trăng mật” tất cả trở về số 0

Sống ở Mỹ dễ hay khó: Sau “tuần trăng mật” tất cả trở về số 0

Sau khi đặt chân lên đất Mỹ, hầu như ai cũng có một “tuần trăng mật”. Khoảng thời gian này dài hay ngắn cũng tùy vào hoàn cảnh từng người. Thường nếu người mới đến có thân nhân, sẽ có vài màn đón tiếp vui vẻ, chở đi chơi chỗ này chỗ kia, ăn món này món nọ, mua sắm thứ này thứ khác…

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất