Nhập tịch Mỹ dễ dàng hơn với hướng dẫn chi tiết này

Trở thành công dân Mỹ là một cột mốc quan trọng, mang lại nhiều quyền lợi và cơ hội. Nếu bạn đang có ý định nhập tịch, việc hiểu rõ các bước và điều kiện cần thiết sẽ giúp quá trình diễn ra suôn sẻ hơn. First Consulting Group sẽ cung cấp thông tin chi tiết về từng bước trong quy trình nhập tịch Mỹ. Hãy làm theo từng bước để đảm bảo bạn có đầy đủ thông tin và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình trở thành công dân Hoa Kỳ!

10:03 25/02/2025

Bước 1: Xác định tình trạng quốc tịch Hoa Kỳ của bạn

Có hai cách để trở thành công dân Mỹ: do sinh ra hoặc thông qua nhập tịch. Một người được coi là công dân Hoa Kỳ nếu:

  • Sinh ra tại Hoa Kỳ hoặc một lãnh thổ của Hoa Kỳ.
  • Sinh ra ở nước ngoài nhưng có ít nhất một cha hoặc mẹ là công dân Hoa Kỳ tại thời điểm sinh.

Ngoài ra, bạn có thể được tự động hưởng quốc tịch Mỹ nếu:

  • Dưới 18 tuổi và đã có thẻ xanh (thường trú nhân hợp pháp) khi một hoặc cả cha mẹ nhập tịch.
  • Được một công dân Hoa Kỳ nhận nuôi và đáp ứng các điều kiện theo quy định của luật di trú.

Các bước tiếp theo:

  • Nếu bạn đã xác định mình là công dân Hoa Kỳ, bạn có thể tham khảo Mẫu đơn N-600 (Đơn xin Giấy chứng nhận Quốc tịch) hoặc Mẫu đơn N-600K (Đơn xin Quốc tịch và cấp Giấy chứng nhận) để xác nhận tình trạng công dân của mình.
  • Nếu cha hoặc mẹ của bạn là công dân Hoa Kỳ do sinh ra hoặc nhập tịch, bạn có thể đã là công dân hoặc đủ điều kiện để xin Giấy chứng nhận Quốc tịch.

Nếu bạn không đủ điều kiện theo các diện trên, hãy tiếp tục thực hiện bước tiếp theo trong quy trình nhập tịch.

Điều kiện nhập tịch Mỹ

Bước 2: Xác định điều kiện để trở thành công dân Hoa Kỳ

Bạn có thể đủ điều kiện nhập tịch nếu:

  • Từ 18 tuổi trở lên.
  • Là thường trú nhân tại Mỹ ít nhất 5 năm (hoặc 3 năm nếu vẫn đang kết hôn và sống chung với công dân Mỹ và vợ/chồng đã là công dân mỹ ít nhất 3 năm tính tới thời điểm nộp đơn).
  • Có mặt tại Mỹ ít nhất 30 tháng (hoặc 18 tháng nếu kết hôn với công dân Mỹ).
  • Trong vòng 5 hoặc 3 năm qua (nếu kết hôn với công dân Mỹ), không có chuyến đi nào rời khỏi nước Mỹ quá 1 năm (tốt nhất không nên rời Mỹ quá 6 tháng vì sẽ ảnh hưởng đến yếu tố liên tục 3-5 năm).
  • Cư trú liên tục tại tiểu bang nộp đơn xin quốc tịch trong vòng 3 tháng trước khi nộp đơn.
  • Tư cách đạo đức tốt và cam kết tuân thủ Hiến pháp Hoa Kỳ.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể đủ điều kiện nhập tịch thông qua việc phục vụ trong quân đội với các yêu cầu khác biệt.

Bước 3: Nộp đơn xin nhập tịch (N-400)

Khi bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện để trở thành công dân Hoa Kỳ, hãy nộp đơn N-400 để xin nhập tịch Mỹ. Bạn có thể nộp đơn trực tuyến hoặc gửi bản giấy qua đường bưu điện. Các bước thực hiện:

  • Hoàn thành và ký đơn N-400.
  • Nếu bạn cư trú bên ngoài Hoa Kỳ, hãy chụp 2 ảnh hộ chiếu.
  • Thu thập các giấy tờ cần thiết để chứng minh bạn đủ điều kiện nhập quốc tịch.
  • Kiểm tra lại đơn N-400 và các tài liệu hỗ trợ trước khi nộp.

Lưu ý

Nếu hồ sơ của bạn chưa đầy đủ, USCIS có thể yêu cầu bổ sung thông tin, điều này sẽ làm chậm quá trình xử lý đơn của bạn.

Trường hợp quý vị muốn xin miễn yêu cầu về tiếng Anh và/hoặc bài kiểm tra kiến thức công dân do khuyết tật thể chất, phát triển hoặc suy giảm trí tuệ, bạn cần nộp Mẫu đơn N-648 cùng với các bằng chứng cần thiết được liệt kê trong hướng dẫn điền đơn N-400.

Nộp đơn N-400 để xin nhập tịch Mỹ

Bước 4: Tham dự cuộc hẹn sinh trắc học

Cuộc hẹn sinh trắc học là bước bắt buộc trong quá trình nhập tịch Hoa Kỳ. Tại buổi hẹn, đương đơn sẽ cung cấp dấu vân tay, ảnh và chữ ký để phục vụ việc kiểm tra lý lịch. Trước khi USCIS sắp xếp phỏng vấn, tất cả đương đơn xin nhập tịch đều phải hoàn tất quá trình kiểm tra tiền án tiền sự.

Sau khi nộp đơn, bạn sẽ nhận được thư hẹn từ USCIS (Mẫu I-797C – Thông báo hành động), trong đó ghi rõ thời gian và địa điểm lấy sinh trắc học. Dấu vân tay của bạn sẽ được USCIS chuyển đến FBI để kiểm tra lý lịch. Khi tham dự cuộc hẹn, hãy mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết, bao gồm thư hẹn, thẻ xanh và giấy tờ tùy thân có ảnh (như bằng lái xe hoặc thẻ căn cước do tiểu bang cấp).

Bước 5: Tham gia kỳ thi thi quốc tịch và phỏng vấn

Sau khi hoàn tất các bước xử lý hồ sơ, USCIS sẽ sắp xếp một cuộc phỏng vấn cho bạn. Bạn cần có mặt đúng ngày, giờ tại văn phòng USCIS theo thông báo hẹn và mang theo thư mời phỏng vấn.

Nếu không thể tham dự, hãy liên hệ USCIS sớm nhất có thể để dời lịch. Việc hoãn phỏng vấn có thể khiến quá trình xét duyệt nhập tịch kéo dài nhiều tháng, vì vậy hãy cố gắng tham gia đúng hẹn.

Tại cuộc phỏng vấn, bạn sẽ gặp một viên chức của USCIS. Và bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi của người ấy đặt ra có liên quan đến đơn N-400 mà bạn đã nộp.

Trong một số trường hợp, viên chức USCIS có thể chưa thể đưa ra quyết định ngay sau buổi phỏng vấn. Khi đó, họ sẽ tiếp tục xem xét hồ sơ, có thể yêu cầu bổ sung bằng chứng hoặc tham gia phỏng vấn lần hai. USCIS sẽ gửi thông báo về kết quả phỏng vấn sau khi hoàn tất.

Lưu ý: Nếu thay đổi địa chỉ sau khi nộp Biểu mẫu N-400, bạn phải thông báo cho USCIS trong vòng 10 ngày.

Kỳ thi quốc tịch và phỏng vấn

Bước 6: Kết quả xét duyệt đơn nhập tịch

Sau buổi phỏng vấn, bạn có thể nhận một trong ba kết quả sau:

  1. Đơn được chấp thuận.
  2. Đơn bị tạm hoãn. USCIS có thể tạm dừng xử lý đơn của bạn vì các lý do sau:
  • Không vượt qua bài thi nhập tịch (bao gồm bài kiểm tra tiếng Anh và kiến thức công dân): Bạn sẽ được sắp xếp phỏng vấn lại trong vòng 60 – 90 ngày. Nếu tiếp tục không đạt, đơn nhập tịch sẽ bị từ chối.
  • Thiếu giấy tờ hoặc thông tin cần thiết: USCIS có thể yêu cầu bổ sung hồ sơ bằng cách gửi Biểu mẫu N-14. Bạn cần nộp đầy đủ tài liệu theo yêu cầu để tiếp tục quy trình.
  1. Đơn bị từ chối. USCIS sẽ gửi thư giải thích lý do từ chối. Nếu không đồng ý với quyết định này, bạn có thể nộp đơn kháng cáo và yêu cầu điều trần trong vòng 30 ngày, kèm theo phí theo quy định.

Để tránh bị từ chối hoặc kéo dài quy trình, hãy chuẩn bị kỹ cho phỏng vấn và kỳ thi nhập tịch. Đồng thời, đảm bảo nộp đầy đủ thông tin và giấy tờ theo yêu cầu của USCIS đúng thời hạn.

Bước 7: Nhận thông báo về lễ Tuyên thệ trung thành

USCIS sẽ gửi cho bạn thông báo về ngày, giờ và địa điểm tổ chức lễ tuyên thệ. Trong một số trường hợp, bạn có thể tuyên thệ ngay trong ngày phỏng vấn.

Nếu không thể tham gia vào ngày đã được USCIS sắp xếp, bạn cần gửi lại thông báo kèm theo thư đề nghị đổi ngày và giải thích lý do vắng mặt đến văn phòng USCIS địa phương. Việc vắng mặt nhiều hơn một lần có thể khiến đơn nhập tịch của bạn bị từ chối.

Lưu ý: Bạn chỉ chính thức trở thành công dân Hoa Kỳ sau khi hoàn thành lời tuyên thệ. Vì vậy, hãy đảm bảo tham gia lễ tuyên thệ đúng lịch đã được USCIS sắp xếp hoặc điều chỉnh.

Nhận bằng quốc tịch

Bước 8: Thực hiện Lời Tuyên thệ Trung thành với Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ

Bạn chỉ chính thức trở thành công dân Mỹ sau khi hoàn thành Lời tuyên thệ trung thành trong buổi lễ nhập tịch. Buổi lễ này do USCIS tổ chức trong một sự kiện hành chính hoặc do thẩm phán chủ trì tại một phiên tòa tư pháp. Tại một số khu vực có văn phòng USCIS, tòa án cũng có thể tổ chức lễ tuyên thệ. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được Giấy Chứng nhận Nhập Quốc tịch.

Và đến được bước này, xin chúc mừng! Bạn có thể bắt đầu tận hưởng cuộc sống của mình với tư cách là công dân Hoa Kỳ. Mặc dù bạn sẽ chính thức trở thành công dân Hoa Kỳ khi tuyên thệ trung thành, vẫn có những bước quan trọng bạn cần thực hiện càng sớm càng tốt sau khi nhập tịch:

  • Đăng ký bỏ phiếu
  • Cập nhật hồ sơ An sinh xã hội của bạn
  • Nộp đơn xin hộ chiếu Hoa Kỳ

Các bước này không phải là một phần của quá trình nhập tịch nhưng là cần thiết để có thể đi lại và nộp thuế với tư cách là công dân Hoa Kỳ mới.

Tags:
Những điều chưa từng thấy trong một tháng ông Trump nắm quyền

Những điều chưa từng thấy trong một tháng ông Trump nắm quyền

Ông Trump đã trải qua tháng đầu tiên nắm quyền Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 với những thay đổi chưa từng có. Tổng thống Mỹ ban hành một loạt sắc lệnh hành pháp cũng như có nhiều phát ngôn, động thái ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống từ trong nước đến quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất