Nhiệt độ cao kết hợp độ ẩm thách thức sự sống còn của nhân loại
Một báo cáo mới được phát hành hôm thứ sáu bởi Viện Trái đất tại Đại học Columbia chỉ ra rằng sự kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt thực sự đang xảy ra, đặt cho sự sống còn của toàn bộ sinh vật trên Trái Đất một thách thức vô cùng lớn.
20:00 09/05/2020
Một báo cáo mới được phát hành hôm thứ sáu bởi Viện Trái đất tại Đại học Columbia chỉ ra rằng sự kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt (từng được dự đoán còn lâu mới đến) thực sự đang xảy ra. Sự kết hợp này, có thể gây tử vong, đang đặt cho sự sống còn của toàn bộ sinh vật trên Trái Đất một thách thức vô cùng lớn.
Nhiệt độ cao bất thường cùng với độ ẩm cao đã dẫn đến số lượng lớn người chết.
"Biến đổi khí hậu đang làm tăng cả nhiệt độ không khí và lượng ẩm trong không khí, làm cho các điều kiện nóng-ẩm xen kẽ thường xuyên và nghiêm trọng hơn" Radley Horton, nhà khoa học nghiên cứu của Đại học Columbia và đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết.
Điều làm nên sự khác biệt của nghiên cứu này là nó đã xem xét trực tiếp dữ liệu hàng giờ được thu thập bởi gần 8,000 trạm khí tượng, trong khi các nghiên cứu trước đây thường nói về nhiệt độ và độ ẩm trung bình trong thời gian dài hơn và các khu vực lớn hơn. Vì nhiệt độ và độ ẩm có thể chỉ trong vài giờ đã có thể tăng đột biến tại các địa điểm cụ thể (như khu dân cư đông đúc trong thành phố ven biển), các nghiên cứu trước đây đã thất bại trong việc ghi lại bản chất cực đoan của sự nóng lên.
"Tôi đã rất ngạc nhiên bởi những phát hiện của chúng tôi", tác giả của nghiên cứu nói. "Nghiên cứu được công bố trước đây của tôi dự kiến rằng những điều kiện này sẽ không xảy ra cho đến cuối thế kỷ này."
Các nhà khí tượng học sử dụng nhiệt độ bầu ướt (wet bulb), tương tự như chỉ số nhiệt, kết hợp nhiệt và độ ẩm để xác định mức độ gây khó chịu.
Các hoạt động ngoài trời hầu như không thể thực hiện khi nhiệt độ bầu ướt đạt 32 độ C - tương đương với 132 độ F. Điều kiện vượt 35 độ C được cho là nằm ngoài khả năng sinh tồn.
Thang đo nhiệt độ bầu ướt tình theo độ F
Các thành phố ven biển dễ bị ảnh hưởng bởi sức nóng do nước biển bốc hơi. Nghiên cứu cho thấy New Orleans và Biloxi, Mississippi đã trải qua những điều kiện khắc nghiệt hàng chục lần cùng với các vùng như Florida Panhandle và phía đông Texas.
Các vùng nằm trong nội địa cũng có thể trở thành điểm nóng.
Cơ thể con người tự làm mát bản thân bằng cách đổ mồ hôi, nhưng nếu độ ẩm cao, quá trình này trở nên kém hiệu quả. Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ tìm kiếm bóng râm hoặc vào phòng máy lạnh.
Tuy nhiên, theo Ryan Maue, một nhà khí tượng học, cho biết:
"Đây không phải là một vấn đề của cuối thế kỷ, mà là của hiện tại, đặc biệt là ở các nước đang phát triển mà điều hòa không phổ biến," Maue nói.
Nhiều người ở các nước nghèo còn không có điện để dùng, huống chi là điều hoà
Các địa điểm dễ bị tổn thương nhất được xác định trong báo cáo bao gồm miền nam châu Á, châu Phi cận nhiệt đới, vùng Caribbean, tây bắc Australia, ven biển phía tây nam Bắc Mỹ và vịnh Ba Tư.
Nghiên cứu này là một trong một số nghiên cứu gần đây đi đến cùng một kết luận: Sự nóng lên toàn cầu sẽ sớm đạt đến mức khiến cho sự sống còn của con người trở nên khó khăn nếu không muốn nói là bất khả thi.
Nếu hành tinh của chúng ta tiếp tục nóng lên với tốc độ hiện tại, trong 50 năm tới, có tới 3 tỷ người có thể phải sống ở những khu vực quá nóng không thể sống nổi.
Mai Dung - Tinnuocmy.com
Tôi đã khóc khi nhìn thấy máy bay của Việt Nam
Đó là chia sẻ của bạn Đinh Phương Linh - một du học sinh chuẩn bị về Việt Nam trên chuyến bay đón công dân mắc kẹt tại Mỹ do dịch bệnh COVID-19. Ngoài Linh, còn hơn 300 công dân Việt Nam khác cũng được trở về quê hương trên chuyến bay này.