Nhiều bang, thành phố Mỹ cam kết tiếp tục thực hiện mục tiêu trong Hiệp định Paris

Chính quyền các bang, thành phố và các nhà quản lý doanh nghiệp Mỹ hoàn toàn có thể hoàn thành nghĩa vụ cam kết của nước này trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu mà không cần có sự tham của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

04:39 04/06/2017

Cựu Thị trưởng New York  Michael Bloomberg ngày 2/6 đã đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại rằng việc Mỹ rút khỏi hiệp định này sẽ đẩy lui những nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Khói bốc lên từ các nhà máy đốt than tại bang Wyoming (Mỹ). Ảnh: Reuters

Đây là thành quả từ nỗ lực chung của người dân và chính quyền các thành phố, không phải của chính phủ liên bang. Ông nhấn mạnh người dân Mỹ không cần chính quyền để hoàn thành những cam kết trong Hiệp định Paris. Theo ông, Mỹ đã đi được một nửa "hành trình" trong nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm 26% lượng khí thải trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2025.

Ông bày tỏ tin tưởng rằng chính quyền các bang, thành phố và doanh nghiệp của nước này hoàn toàn có thể hoàn tất mục tiêu còn lại mà không cần có sự ủng hộ từ Washington.Phát biểu trước báo giới tại Paris (Pháp), ông Bloomberg, hiện là đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề đô thị và biến đổi khí hậu, cho rằng trong thập kỷ qua, Mỹ luôn dẫn đầu thế giới trong nỗ lực giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính - nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng biến đổi khí hậu.

Cũng trong ngày 2/6, thống đốc nhiều bang, thị trưởng các thành phố và quản lý các doanh nghiệp quy mô lớn của Mỹ đã có những động thái thể hiện tinh thần đoàn kết trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Thống đốc bang Califorrnia, New York và Washington tuyên bố thành lập một liên minh chống biến đổi khí hậu tại Mỹ, cam kết duy trì thực hiện nghĩa vụ của nước này trong Hiệp định Paris cũng như kêu gọi sự tham gia của nhiều bang khác.

Trong khi đó, đã có khoảng 150 thị trưởng, đại diện cho 47 triệu người dân Mỹ, tuyên bố sẽ duy trì các cam kết về chống biến đổi khí hậu trong nỗ lực đạt được các mục tiêu đề ra, và tăng cường đầu tư vào ngành năng lượng tái sinh và năng lượng hiệu quả.

Trong khi đó, phát biểu trước báo giới tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cam kết nước này vẫn sẽ duy trì các nỗ lực giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bất chấp quyết định của Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris. Người đứng đầu Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ Scott Prutt (Xcốt Prút) ngày 2/6 nhắc lại lập trường của Tổng thống Donald Trump để ngỏ khả năng Mỹ có thể tham gia trở lại Hiệp định Paris với những điều kiện có lợi hơn cho Mỹ hoặc tiến hành một cuộc thương thảo mới. Ông Scott Prutt khẳng định điều này hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà lãnh châu Âu. Hiện lãnh đạo 3 nước châu Âu gồm Đức, Pháp và Italy đã ra tuyên bố chung khẳng định "không thể tái đàm phán" về Hiệp định Paris.

Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu là thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về khí hậu, được 195 nước ký kết và có hiệu lực từ tháng 11/2016, với những cam kết mạnh mẽ về cắt giảm lượng khí thải CO2 nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu.      

Mỹ hiện là nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc. Theo Hiệp định Paris, Mỹ đặt mục tiêu đến năm 2025 cắt giảm 26-28% lượng khí thải gây so với năm 2005. Theo nhận định của giới chuyên gia, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris sẽ khiến thỏa thuận này kém hiệu quả hơn cũng như cản trở nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Tags:
Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu

Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu

Ngày 1/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công bố quyết định rút nước này khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, bước đi giúp ông hiện thực hóa cam kết tranh cử song sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nỗ lực ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu và ấm lên của Trái Đất.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất