Nhiều gia đình quốc tế di cư đến Việt Nam
Hơn 9 năm trước, khi nhận chuyến công tác ba tháng đến Việt Nam, Marissa Goldstein không nghĩ đó là mở đầu cho việc rời bỏ nước Mỹ của cả gia đình mình.
08:02 13/02/2025
Năm 2015, Marissa, 39 tuổi, cùng chồng từ TP Boston đến Việt Nam để tìm nguồn nguyên liệu cung ứng cho một doanh nghiệp Mỹ. Họ dự định ở TP HCM ba tháng nhưng chuyến đi đã biến thành 18 tháng bởi cả hai đều thấy thích con người, văn hóa và nhịp sống ở đây.
Hết thời hạn 18 tháng, vợ chồng Marissa trở về Mỹ nhưng nỗi nhớ đã kéo họ trở lại mảnh đất này. Cô quyết định sống nửa năm tại , nửa năm ở Boston. Cuối cùng họ chọn là nơi định cư lâu dài. "TP HCM mang đến chất lượng sống rất tốt và chi phí rẻ cho các gia đình", cô giải thích.
Họ thuê căn hộ ở phường Thảo Điền, nơi có cộng đồng người nước ngoài sinh sống tập trung. Bốn đứa con của Marissa (hai lần sinh đôi) lần lượt chào đời ở TP HCM. Khi đó, vợ chồng cô càng thấy quyết định của mình là đúng. "Chi phí chăm sóc trẻ em, thuê bảo mẫu, giúp việc cùng dịch vụ y tế ở chỉ bằng 1/3 ở Mỹ", cô nói.
Ở Boston, Marissa và chồng mất ít nhất 800 USD mỗi tháng mỗi người cho tiền thuê ôtô, bảo hiểm và xăng, trong khi ở Việt Nam họ chỉ tốn tiền thuê hai chiếc xe máy, chi phí khoảng 450 USD.
Bà mẹ bốn con cũng thích lối sống cộng đồng, chú trọng gia đình của người Việt. Từ TP HCM, họ cũng dễ đặt chuyến bay giá rẻ, thuận tiện đi du lịch khắp Đông Nam Á. Tuần vài lần, Marissa đưa các con đi học múa, quần vợt, bóng đá.
"Nhưng chi phí thuê nhà và học phí trường quốc tế là hai khoản tương đương giá ở Mỹ", Marissa cho biết.
Trong 5 năm đầu, gia đình 6 người chật vật thích nghi văn hóa. Cô và chồng học lái xe máy, học tiếng Việt và nấu ăn. Bốn đứa trẻ thường bị bệnh với thời tiết nóng ẩm ở TP HCM, cô tìm hiểu thêm thông tin về sốt xuất huyết, ô nhiễm nguồn nước. Đến nay, mọi thứ đã trở nên quen thuộc và "không là vấn đề" với cả gia đình. Họ bắt đầu hòa nhập sâu hơn vào văn hóa bản địa, học cách ăn mừng các ngày lễ như người Việt, gồm Trung thu và Tết Nguyên đán.
"Cân bằng công việc và cuộc sống là một trong những điều tuyệt nhất khi sống ở ", cô nói. "Chúng tôi có sự linh hoạt để làm việc từ xa, du lịch và dành thời gian cho gia đình".
![Gia đình chị Marissa Goldstein ở phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP HCM, tháng 12/2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp](https://i1-giadinh.vnecdn.net/2025/02/12/WhatsApp-Image-2025-02-11-at-1-4162-1943-1739350894.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Y8aXdjxe91d0ikOQRtul8A)
Gia đình Marissa Goldstein nằm trong dòng di cư của người nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam là nhiều năm liên tục là nơi có chi phí sống rẻ nhất. Báo cáo của tổ chức hỗ trợ người nước ngoài di cư Expat Insider 2024 cho thấy chi phí sinh hoạt ở Việt Nam được 86% đánh giá tích cực, gấp hơn hai lần trung bình toàn cầu.
Trong đó, 65% người hài lòng với tình hình tài chính của họ ở Việt Nam, một phần do thu nhập cao, chi phí rẻ. Có 19% cho hay tổng thu nhập hàng năm từ 150.000 USD trở lên, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 10%.
Khảo sát của MovetoAsia, công ty chuyên hỗ trợ người nước ngoài đầu tư và định cư tại châu Á, cho thấy nhu cầu tìm hỗ trợ để chuyển đến Việt Nam đã tăng 18% trong năm 2024, so với năm trước đó.
Guillaume Rondan, giám đốc MovetoAsia, cho biết xu hướng mới trong các năm 2023-2024 là tệp khách hàng gia đình có một, hai con nhỏ, chọn chuyển đến Hà Nội và TP HCM ngày càng nhiều.
Ông cho rằng hiện tượng này có liên quan chặt chẽ đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Trong tháng 1, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng 48,6%, cho thấy sức hấp dẫn của nền kinh tế đối với doanh nghiệp nước ngoài, kèm theo đó là nguồn lao động tay nghề cao, doanh nhân với mong muốn định cư.
Guillaume nhận thấy Việt Nam nổi lên là quốc gia lý tưởng để định cư nhờ chính sách thị thực cởi mở.
Adam Whiteman, 43 tuổi, chuyển cả gia đình từ Australia đến TP HCM năm 2017 để làm việc trong sự phản đối của hai đứa con. Khi đó, chúng mới 8 và 10 tuổi, gặp khó khăn khi rời xa bạn bè, trường lớp và thích nghi với cuộc sống mới ở châu Á.
Tuy nhiên, vợ chồng anh vẫn quyết định trải nghiệm. Họ chỉ có một tháng để chuẩn bị. Adam học tiếng Việt qua ứng dụng Duolingo nhưng đến TP HCM mới nhận ra mình nói giọng Bắc nên phải học lại từ đầu.
Adam giúp các con hòa nhập với cuộc sống "chỉ toàn xe máy" và học cách sang đường. Họ được đồng nghiệp giới thiệu thuê căn hộ, sắp xếp chuyển đồ đạc trong một tuần.
Vợ chồng Adam nhận ra Việt Nam chi phí rất hợp lý. Anh được trường quốc tế mình đang giảng dạy sắp xếp hai chỗ cho các con.
Cuối tuần, vợ anh làm tình nguyện cho trại trẻ mồ côi còn Adam trở thành trọng tài bóng đá - công việc anh gắn bó 25 năm. Họ "đi sâu" vào văn hóa bằng cách đón Tết Nguyên đán, đi dự đám cưới, tân gia với người Việt.
Hết hai năm, Adam kết thúc hợp đồng và nhận ra cả nhà không ai muốn rời . Họ chọn ở lại định cư. Trong lần về Australia thăm quê, các con anh liên tục hỏi bố mẹ "Khi nào mới về nhà?", ý nói Việt Nam mới là nhà.
"Nhịp sống ở thành phố lớn vẫn rất sôi động nhưng không áp lực và hối hả", anh nói. "Và tôi nghĩ trải nghiệm này rất đáng quý".
Guillaume cho rằng bốn yếu tố, chất lượng cuộc sống cao, nhiều cơ hội việc làm, chi phí sinh hoạt rẻ và nhiều trường quốc tế chất lượng cao, đã giữ chân gia đình người nước ngoài ở Việt Nam.
Anh đưa ví dụ, năm khách hàng gần nhất đăng ký cho con học tại các trường quốc tế tiếng Pháp ở Việt Nam. Họ nhận thấy chất lượng giáo dục Việt Nam tương đương với các địa điểm trước đó của họ là Singapore, Hong Kong, Thượng Hải (Trung Quốc) nhưng với học phí thấp hơn khoảng 20%.
" đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với những người nước ngoài đang cân nhắc việc định cư lâu dài", ông Guillaume nhận định.
Ngọc Ngân
![Những quyền lợi người nhập cư cần biết khi tiếp xúc với ICE Những quyền lợi người nhập cư cần biết khi tiếp xúc với ICE](https://media.tinnuocmy.asia/thumb_x239x156/files/2025/02/11/nhung-quyen-loi-nguoi-nhap-cu-can-biet-khi-tiep-xuc-voi-icethumb9.jpg)
Những quyền lợi người nhập cư cần biết khi tiếp xúc với ICE
Một vấn đề đang được nhiều người chú ý là Cảnh Sát Di Trú (ICE) đang bắt giữ nhiều người, và Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) đã tổ chức hội thảo hôm Thứ Sáu, 7 Tháng Hai, để nói về những cách mà người nhập cư có thể bảo vệ bản thân.