Nhiều lý do khiến nhà giàu Trung Quốc rời bỏ quê hương định cư Mỹ
Số liệu thống kê mới đây của trang tổng hợp tin tức Sina (Trung Quốc) cho thấy có đến hơn 150.000 người Trung Quốc di cư ra nước ngoài trong năm 2011, tương đương khoảng 1/10 dân số của Philadelphia, thành phố đông dân thứ năm của Mỹ.
05:09 21/08/2017
Ngày càng có nhiều người Trung Quốc chủ động… ly hương.Điểm định cư ưa thích nhất của người Trung Quốc là New Zealand, vốn thu hút 13% tổng số người di cư, tiếp theo là Canada, Úc và Mỹ.Thực phẩm “bẩn” và môi trường sống ô nhiễm chỉ mới là hai trong nhiều lý do chính khiến giới nhà giàu Trung Quốc quyết định ra nước ngoài định cư Mỹ, trang tin The Atlantic (Mỹ) cho biết hôm 13/4.
Lý do chính của làn sóng nhập cư Hoa Kỳ
Đa số người Trung Quốc xin định cư Mỹ với các lý do chủ yếu như đầu tư, làm việc và du học. Một số khác tìm cách ra khỏi đất nước bằng những phương thức ít chính thống hơn.Thống kê của Sina cũng chỉ ra rằng người giàu có và có tri thức cao chiếm đại đa số trong tổng số người di cư.
Trong khi đó, báo cáo của Ngân hàng thương mại CMB (Trung Quốc) và Hãng tư vấn quản lý Bain & Company (Mỹ) tiết lộ rằng “27% tổng số chủ doanh nghiệp có tài sản từ 16 triệu USD trở lên tại Trung Quốc đã định cư ở nước ngoài, trong khi 47% còn lại đang tính chuyện ra đi”.
Không chỉ có giới nhà giàu tại các thành phố hạng nhất của Trung Quốc mới tính đến chuyện đi ra nước ngoài sống, ngay cả cư dân tại những thành phố cấp hai như Đại Liên, Trùng Khánh cũng chạy theo xu hướng này, theo The Atlantic.
Trang tin tức Mỹ nhận định không khó để biết được lý do thực chất dẫn đến làn sóng người Trung Quốc rời bỏ quê nhà, khi mà thông tin về ô nhiễm không khí, thực phẩm “bẩn”, chất lượng cuộc sống thấp, giáo dục và hạ tầng cơ sở xuống cấp… tràn lan trên mặt báo tại cường quốc châu Á này.Thậm chí, việc mang thị thực Trung Quốc đôi khi cũng gây phiền toái khi đi du lịch nước ngoài càng khiến một số người Trung Quốc tìm cách “đổi màu” thị thực, The Atlantic cho hay.
Làn sóng di cư ra nước ngoài hiện đang làm cho những người ở lại cảm thấy “đắng miệng”, còn một số khác thì tỏ ra thông cảm, theo The Atlantic.“Tiền vốn thì đang tiếp tục chảy ra nước ngoài và chỉ còn lại đống hỗn độn ở quê nhà”, The Atlantic trích dẫn bình luận của một người tham gia Sina Weibo, trang mạng xã hội trực tuyến lớn nhất Trung Quốc.
Trang tin tức Mỹ còn trích một lời than thở khác: “Giá nhà đắt đỏ, giáo dục lệch lạc, hệ thống y tế tệ hại và môi trường ngày càng trở nên tồi tệ… Với tất cả những thứ này, bạn không thể trách những người có điều kiện chọn cách ra nước ngoài sinh sống. Họ chỉ muốn tìm một môi trường thích hợp để sống mà thôi”.
“Có rất nhiều lý do cho việc nhiều người đổ xô ra nước ngoài sinh sống, nhưng điều quan trọng hơn cả là cảm giác an toàn. An toàn về cuộc sống, tài sản, thực phẩm, không khí, giáo dục và các quyền khác. Chính việc thiếu cảm giác an toàn là một trong những lý do quan trọng gây ra bất ổn xã hội”, Ren Zhiqiang, một tài phiệt bất động sản có tầm ảnh hưởng lớn tại Trung Quốc, đưa ra lý giải cho việc ngày càng có nhiều đồng hương rời bỏ quê nhà, theo The Atlantic.
“Nên gây thêm khó khăn”
Việc di cư ồ ạt ra nước ngoài của người dân Trung Quốc định cư Mỹ đã trở thành một vấn nạn mang tính chính trị, The Atlantic đánh giá.Chuyện này nghiêm túc đến độ, vào tháng 11/2011, tờ Nhân dân nhật báo từng đăng tải một bài nhận định với tựa đề “Chúng ta nên gây thêm khó khăn nhiều hơn đối với việc giới nhà giàu di cư”.Bài viết này thu hút một số lượng lớn bạn đọc và được bàn luận rất nhiều trên các trang mạng xã hội tại Trung Quốc, theo The Atlantic.
Trong bài viết, Nhân dân nhật báo đề xuất một “mức thuế” đánh vào các đối tượng định cư ở nước ngoài, The Atlantic cho biết.Trang tin tức Mỹ dẫn ý kiến của nhiều người Trung Quốc bình luận trên các diễn đàn trực tuyến rằng đề xuất nói trên sẽ có lợi cho đại đa số người dân Trung Quốc và hạn chế được nạn “chảy máu” nguồn vốn.Những người khác lại đặt câu hỏi rằng việc di cư ra nước ngoài sống có giống như việc bỏ rơi đất nước hay không?Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc chứng kiến làn sóng người dân di cư ra nước ngoài, trang tin tức Mỹ cho hay.
Các nghị sĩ Mỹ tranh luận về việc sẽ nâng mức tiền từ 500.000 USD lên 1,35 triệu USD. Mỹ đang áp dụng EB5 – chương trình cấp thị thực cho người nước ngoài được nhận thẻ xanh vào Mỹ cư trú, nếu người này đầu tư ít nhất 500.000 USD và tạo ra ít nhất 10 việc làm mới tại Mỹ. Ông Judy Gao, Giám đốc chương trình Can-Reach (Pacific) của Mỹ có trụ sở tại Bắc Kinh, cơ quan trợ giúp EB5, nói: “Chúng tôi đang làm việc thêm giờ để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các nhà đầu tư Trung Quốc. Một số khách hàng yêu cầu chúng tôi đảm bảo rằng, đơn của họ được nộp trước ngày 28/4, ngày hết hạn của chương trình”.
Gần đây, nhiều người cho rằng, EB5 đang bị nhiều người Trung Quốc giàu có lợi dụng; họ muốn có được tấm thẻ xanh vào Mỹ hơn là một kênh đầu tư thông thường. Tuần trước, một loạt vụ kiện chống lại các trung tâm đầu tư di dân liên quan EB5 khiến Cơ quan Di trú và Nhập tịch Mỹ phải vào cuộc. Cơ quan này sẽ kiểm toán các trung tâm trước lo ngại về gian lận. Theo số liệu từ phía Mỹ do tập đoàn tư vấn Rosen và Hiệp hội châu Á cung cấp, các nhà đầu tư Trung Quốc chiếm đến 85% tổng số nhà đầu tư EB5 hằng năm.
Nhà đầu tư người Thượng Hải Kevin Tai đã định cư Mỹ thông qua việc đầu tư một khách sạn 5 sao ở New York. Để có thể chuyển 500.000 USD sang Mỹ, ông đã thế chấp nhà cửa ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong để đảm bảo có được khoản vay này từ ngân hàng Hang Seng ở Hong Kong. Ông nói: “Đối với hầu hết các ứng viên EB5 như chúng tôi, mục đích là để có được một thẻ xanh vĩnh viễn”.
Hiện nay, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump hạn chế sự ảnh hưởng của người Trung Quốc, nên mức tiền đầu tư có thể sẽ được nâng lên gấp 3-4 lần. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc cũng có nhiều biện pháp để ngăn chặn chảy máu ngoại tệ và ổn định đồng nội tệ, trong đó Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chỉ cho phép chuyển 50.000 USD/năm ra nước ngoài. Do đó, nhiều nhà giàu Trung Quốc đã được khuyên mở 3-4 tài khoản ở nước ngoài.
Một nhân viên môi giới bất động sản đề nghị giấu tên ở Thượng Hải cho biết: “Chúng tôi thường khuyên khách hàng mở 3-4 tài khoản cá nhân ở Mỹ hoặc dùng thêm tài khoản bạn bè, để họ có thể chia tiền và chuyển tiền vào các tài khoản cá nhân khác mà không bị chính quyền Trung Quốc đưa vào danh sách đen”.
Trong khi Trung Quốc gia tăng nỗ lực ngăn chặn công dân gửi tiền ra nước ngoài để ổn định đồng nội tệ và dự trữ ngoại hối, việc sử dụng EB5 của các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn tiếp tục. Khoảng 900 công ty ở Trung Quốc được đăng ký để xử lý di dân và hầu hết trong số họ đều cung cấp dịch vụ E
Vì sao giới nhà giàu Trung Quốc đang chạy đua vào Mỹ trước tháng 9/2017?
Tháng 9 tới đây, những quy định cũ của EB5 sẽ hết hạn và Nghị viện Mỹ sẽ phải thông qua một bản quy hoạch mới. Với tuyên bố nhắm đến những chương trình nhập cư như EB5 trong cuộc bầu cử trước đó, nhiều khả năng Tổng thống Trump sẽ kêu gọi các nghị viên thông qua một quy định chặt chẽ hơn với người nhập cư.