Nhiều nước phương tây đang ngăn chặn “Made in China 2025”

Chính phủ Đức dưới sự lãnh đạo của bà Angela Merkel đã từ chối thương vụ Tập đoàn Đài Hải (Taihai) của Trung Quốc mua lại nhà sản xuất máy móc chính xác của Đức Leiffeld Metal Spinning vì lý do an ninh quốc gia. Trường hợp này đồng nghĩa là người Đức bắt đầu có thái độ cứng rắn hơn đối với đầu tư từ Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên chính phủ Đức phủ quyết một thương vụ đầu tư từ Trung Quốc sau khi Đức sửa đổi Hiến pháp vào năm ngoái.

23:30 05/08/2018

made in china
Ảnh minh họa từ China Daily

Đức lần đầu áp dụng biện pháp phòng ngừa sau sửa Hiến pháp

Theo Bloomberg Mỹ, mặc dù Tập đoàn Đài Hải tuyên bố vào phút chót rằng sẽ rút lại yêu cầu thu mua này, nhưng các nhà chức trách Đức vẫn áp dụng biện pháp phòng ngừa chống lại thương vụ. Vào ngày 01/8, với kết quả bỏ phiếu nội các Merkel, nước Đức đã quyết định ngăn chặn Tập đoàn Đài Hải mua lại Leyfield Metal Spinning – nhà sản xuất máy móc thiết bị chính xác của Đức. Quyết định này được đưa ra sau quá trình thẩm tra của chính phủ Đức, trong đó các cơ quan chức năng đã nghiên cứu và cho biết rằng thương vụ mua lại này có thể gây ra vấn đề an ninh quốc gia.

Leyfeld có trụ sở tại thành phố Ahlen thuộc bang North Rhine-Westphalia, nơi sản xuất một số loại máy móc chính xác hàng đầu thế giới. Công ty là một trong những nhà sản xuất máy móc hàng đầu cho ngành công nghiệp ô tô, không gian và hạt nhân ở Đức.

Mikko Huotari phó giám đốc Viện Trung Quốc Mercator Berlin (Mercator Institute for China Studies) cho biết, nước Đức rất hiểu về cái gọi là “Kế hoạch Made in China 2025” với mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành nước đi đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo.

Bên cạnh đó, người đứng đầu trụ sở của Viện nghiên cứu kinh tế DIW tại Berlin là Marcel Fratzscher cũng cho biết, có thể ngăn chặn trường hợp mua lại này là đúng đắn. Bạn phải tự hỏi tại sao các công ty Trung Quốc chưa từng có chỗ đứng ở châu Âu lại sẵn sàng đầu tư nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh khác để mua lại các công ty này?

Nước Đức tập trung chống lại Trung Quốc

Trong những năm gần đây, sau khi doanh nghiệp Đức trở thành mục tiêu để các doanh nghiệp Trung Quốc mua lại, chính quyền Merkel đã nghiêm chỉnh kiểm tra đầu tư nước ngoài trong toàn khối EU. Các nhà hoạch định chính sách của Đức cũng lo ngại rằng Bắc Kinh đang tìm kiếm thu mua những công nghệ nhạy cảm hoặc tăng cường sự hiện diện toàn cầu của Trung Quốc thông qua việc mua lại những cơ sở hạ tầng quan trọng như bến cảng và mạng lưới điện tại nước ngoài.

Theo luật pháp hiện tại của Đức, nếu một công ty nước ngoài có ý định mua hơn 25% cổ phần của công ty liên quan đến quốc phòng và an ninh thông tin, thì thương vụ phải được Bộ Kinh tế Đức xem xét. Nhưng tuần trước, Bộ Kinh tế Đức đã tiết lộ rằng họ có thể xem xét cả ở ngưỡng thấp hơn 25%.

Phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Đức cho biết, từ năm 2004 chính quyền đã không sử dụng luật để ngăn chặn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ khi Đức thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng vào tháng 07/2017 và chặn việc mua lại, họ đã xem xét hơn 80 giao dịch và thấy rằng hơn 1/3 số giao dịch liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nhà đầu tư Trung Quốc.

Tuần trước, chính phủ của bà Merkel đã ra lệnh cho ngân hàng phát triển nhà nước Đức KfW mua lại 20% cổ phần của nhà điều hành lưới điện Berlin 50Hertz, chủ yếu là để ngăn chặn công ty này bị Tổng công ty lưới điện quốc gia của Trung Quốc mua lại. Hiện tại, Bộ Kinh tế Đức cũng đang xem xét việc thắt chặt hơn nữa việc đầu tư vào nước Đức của các quốc gia ngoài EU.

Trong năm 2016, do việc Tập đoàn Midea Trung Quốc mua lại nhà sản xuất robot công nghiệp của Đức là Kuka, đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi về các vấn đề chuyển giao công nghệ và an ninh quốc gia ở Đức.

Sau đó, đã có trường hợp Trung Quốc mua lại nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Aixtron, nhưng thương vụ thất bại do chính quyền Mỹ không chấp nhận.

Mỹ và Canada cùng EU tiến hành đánh giá nghiêm túc các vụ mua lại từ Trung Quốc

Hiện nay, Đức và các nước châu Âu khác trong Liên minh châu Âu cũng đang gia nhập vào hàng ngũ của Mỹ và Canada, có lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh.

Vào tháng Năm năm nay, Canada cũng đã chặn đề xuất của Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc mua lại công ty xây dựng Canada là Aecon Group Inc.

Thượng viện và Hạ nghị viện Mỹ cũng đã bỏ phiếu thông qua Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA), theo luật mới này thì đầu tư của Trung Quốc vào các công ty công nghệ Mỹ sẽ khó khăn và tốn thời gian hơn.

Trong 10 năm qua, hơn một nửa trong tổng mức đầu tư của Trung Quốc đã được tập trung ở 5 nền kinh tế lớn nhất châu Âu, điều này khiến EU lo lắng. Hiện nay cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chính phủ Ý đều khuyến khích áp dụng một chiến lược chung để đối phó với việc các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung thu mua doanh nghiệp tại châu Âu, các nước này đều ủng hộ áp dụng cơ chế rà soát việc thực hiện đầu tư nước ngoài trong EU.

Huệ Anh

Tags:
Bộ ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc mua gần 100 triệu USD vũ khí của Mỹ

Bộ ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc mua gần 100 triệu USD vũ khí của Mỹ

Bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay cho biết sẽ chuyển câu hỏi về việc Việt Nam mua vũ khí của Mỹ trị giá gần 100 triệu USD cho cơ quan chức năng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất