Nhìn cách giáo dục con của người Mỹ, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ: Con gái tôi 15 tuổi chưa bao giờ hỏi giúp làm việc nhà
Đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, bà mẹ trong câu chuyện dưới đây đã phải công nhận sự khác biệt giữa cách giáo dục con cái của người phương Đông và người phương Tây.
22:30 12/07/2020
Sau một lần cho một nữ sinh người Mỹ ở nhờ 7 ngày, bà mẹ Trung Quốc này vô cùng ngạc nhiên với thái độ chững chạc của cô bé. Con gái của chị Tiền Nguyệt Hàng, sống tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc nhân dịp tham gia vào một chương trình trao đổi học sinh với một trường trung học ở Mỹ đã dẫn một cô bạn 15 tuổi da trắng, cao lớn đến sống ở nhà mình trong 1 tuần. Phải nói, những gì cô bé ngoại quốc kia để lại trong chị đều là ấn tượng sâu sắc và khác biệt hẳn so với cô con gái cùng tuổi của mình. Câu chuyện được chị Tiền Nguyệt Hàng chia sẻ trên trang cá nhân từ năm 2016 nhưng gần đây, vì tính hữu ích của bài viết mà được nhiều tờ báo mạng chia sẻ rộng rãi.
Lần bất ngờ đầu tiên
Đó là một cô bé có làn da trắng sáng, dáng người cao gầy và cao hơn hẳn con gái tôi một cái đầu. Lần đầu gặp, cô bé không hề ngại ngùng mà đã rất tự nhiên. Cô bé chào tôi bằng câu tiếng Trung mới học được. Ngay từ đầu, tôi đã thấy ở cô bé có sự lôi cuốn kì lạ.
Bữa sáng đầu tiên, tôi “chiêu đãi” món bánh bao và hoành thánh Dương Châu. Cô bé người Mỹ không ngần ngại việc dùng đũa giống chúng tôi dù tôi đã chuẩn bị sẵn dao đĩa. Khi ăn xong, tôi vô cùng bất ngờ khi nhận được lời khen của cô bé: “Đây là bữa sáng ngon nhất mà cháu từng ăn, rất cảm ơn cô ạ!”.
Mười mấy năm nấu cho con gái mình ăn, tôi chưa bao giờ nhận được lời khen. Cảm giác nhận được lời khen thật sự tuyệt vời. Dường như giữa tôi với cô bé đã không còn khoảng cách của đất nước Mỹ xa xôi và Trung Quốc nữa.
Lần bất ngờ thứ hai
Bữa tôi, tôi làm vài món được “đánh giá” cao nhất như trứng chiên cà chua, sườn xào chua ngọt. Trong bữa ăn, chúng tôi trò chuyện rôm rả. Dùng xong bữa, tôi đứng lên thu dọn chén đũa như thường lệ. Cô bé người Mỹ vội đứng dậy: “Cháu có thể giúp cô không ạ?”
Tôi vô cùng bất ngờ vì ngày ngày, con gái tôi cũng ăn cơm cùng gia đình nhưng chưa bao giờ chủ động nói giúp tôi. Dù vậy, tôi cũng từ chối lời giúp đỡ của cháu: “Không cần đâu, hai đứa cứ ngồi chơi đi”. Có thể do con gái tôi vốn dĩ đã quen thuộc với sự bận rộn “luôn chân luôn tay” của mẹ rồi. Còn cô bé người Mỹ kia phản ứng như thể đó là một thói quen hằng ngày.
Lần bất ngờ thứ ba
Hôm sau đó, tôi vô tình nhìn thấy cuốn hộ chiếu của cô học sinh Mỹ đã cũ mèm. Tôi tò mò hỏi: “Cháu đi qua bao nhiêu quốc gia rồi?”. Cô bé cũng thật thà trả lời: “Đây là cuốn hộ chiếu thứ ba của cháu đấy ạ, cháu đã đi khoảng 30 nước rồi”. Lần này, tôi cũng vô cùng ngạc nhiên, một cô bé 15 tuổi gầy gò này sao có thể làm được điều phi thường vậy? Bố mẹ cô bé không lo lắng sao?
Thấy phản ứng của tôi quá đỗi bất ngờ, cô bé giải thích: “Vào các kì nghỉ, trường sẽ tổ chức cho chúng những chuyến đi vừa để tham quan vừa để học tập thêm ạ. Đây là lần đầu tiên cháu đến Trung Quốc”. Chưa hết tò mò, tôi hỏi thêm: “Đi nhiều như thế, việc học cháu làm thế nào?”. Cô con gái của tôi vào mỗi kì nghỉ gần như toàn thời gian tham gia vào các lớp học thêm.
“Việc học trên lớp của chúng cháu rất nặng, mỗi ngày bài về nhà chiếm khoảng 5 tiếng”. Cô con gái tôi đã há hốc miệng khi nghe thấy số thời gian làm bài tập mỗi ngày là 5 tiếng.
Gia cảnh của cô bé cũng khá vất vả. Bố làm ở công ty riêng, mẹ ở nhà nội trợ. Người mẹ ở nhà đảm đương mọi việc, kiêm luôn cả việc chăm sóc cỏ vườn nhà, bảo dưỡng hồ bơi… Anh trai cô bé nhận rửa chén bát và làm vệ sinh nhà cửa giúp đỡ mẹ còn cô bé chịu trách nhiệm chăm sóc vật nuôi trong nhà là hai chú chó và ba chú mèo. Mỗi thành viên trong nhà được phân chia nhiệm vụ rất rõ ràng.
Còn gia đình tôi, bố mẹ đi làm hằng ngày. Ngoài ra, mẹ vẫn phải lo mọi sinh hoạt cho cả nhà, từ việc nhỏ đến việc lớn, con gái chỉ lo mỗi việc học và không hề phải động tay vào bất cứ việc gì.
Lần bất ngờ thứ tư
Bữa cơm cuối với gia đình chúng tôi, tôi và chồng quyết định đưa cô bé ngoại quốc và con gái đến nhà hàng sang trọng nhất của Nam Kinh để thưởng thức “gà hầm” – một trong những món ăn nổi tiếng nhất Trung Quốc.Tuy nhiên, sau khi biết món ăn này được làm từ vi cá mập, cô bé đã kiên quyết từ chối: “Cháu xin phép không ăn món này, động vật cần được bảo vệ”. Vợ chồng tôi lúc ấy quá bối rối nên cứ nhìn nhau mãi, thấy mình còn không bằng một đứa trẻ 15 tuổi. Cảm giác nể phục xen lẫn với sự xấu hổ khiến tôi toát mồ hôi.
Lần bất ngờ thứ năm
Sau bữa ăn, con gái tôi hẹn thêm 2 người nữa đến khu vui chơi. Khi về nhà, con bé háo hức nói với tôi: “Mẹ ơi, bạn người Mỹ giỏi quá. Hai đứa bạn con trò nào cũng muốn chơi còn cô bạn kia đi quan sát một vòng xem trò nào có lợi thế nhất thì mới chọn. Vì thế, bạn ấy thắng rất nhiều xu, sau đó còn chia cho bọn con một chút rồi mới đi tìm những trò chơi khác”.
Dù đã bất ngờ nhiều lần nhưng lần này cũng không ngoại lệ, tôi vẫn ngạc nhiên hết sức. Một cô bé còn nhỏ nhưng đã biết làm thế nào để có lợi ích lớn nhất, luôn suy nghĩ kĩ lưỡng để chọn lựa tốt nhất. Từ trước tới giờ, tôi chưa từng gặp một cô bé nhỏ tuổi nào mà lại có những suy nghĩ chín chắn đến như vậy, quả thật đáng nể phục.
Con gái nói một câu làm tôi cứ suy nghĩ mãi: “Mẹ ơi, cứ thế này thì chúng ta chỉ có thể làm công cho họ mãi mà thôi”.
Bài học tôi nhận ra
Gặp được cô bé người Mỹ, tôi quả thấy cách nuôi dạy của mình có nhiều vấn đề. Và dường như cách dạy con của các ông bố bà mẹ châu Á cũng mắc những lỗi sai giống như tôi.
Yêu thương con không sai nhưng quá nuông chiều, bao bọc quá mức khiến con cái bị động, rồi dần dần trở nên vô dụng và vô tình. Con cái đã quen với cách bố mẹ đối xử nên mặc định chúng cần được cung phụng như vậy dù ở bất cứ đâu và với bất cứ ai. Thậm chí, nhiều đứa trẻ không biết được giới hạn của mình nên đã đẩy bố mẹ vào những tình huống khó xử.
Cách giáo dục trẻ theo một khuôn mẫu của bố mẹ cũng đã làm cho con trẻ mất đi tinh thần tự lập, hạn chế sự sáng tạo, mà đáng nhẽ ra đó phải là điểm mạnh của chúng. Bản tính của trẻ nhỏ là tự do, thiên tính của chúng là tự nhiên, ấy vậy mà bố mẹ vô tình vì tình yêu quá mức đã kìm hãm bản tính và thiên tính của chúng. Như vậy, chẳng khác nào, chính người lớn đã tước đi sức sống và động lực trưởng thành của trẻ.
Các bố mẹ ạ, hãy cứ để con trẻ được phát triển tự do và tự nhiên như những cây cỏ dại. Đừng ép chúng trở thành cây bonsai quá sớm…
Số phận của người đàn ông 2 lần trúng độc đắc
Khi mới 15 tuổi, trong cùng một năm, Đỗ Hoàng Toàn 2 lần trúng số độc đắc.