Những bệnh viện hơn 1 thế kỷ ở Sài Gòn ngày ấy - bây giờ

Y viện Hải quân thời Pháp thuộc nay là Bệnh viện Nhi đồng 2, còn Bệnh viện Nhiệt đới chính là Bệnh viện Chợ Quán cũ thuộc loại cổ nhất Sài Gòn, Bệnh viện Chợ Rẫy tên ban đầu là Hôpital Municipal de ChoLon.

21:47 11/02/2017

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Cổng Bệnh viện Nhân dân Gia Định xưa và nay.

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, tại khu vực tỉnh Gia Định lúc bấy giờ người Pháp xây dựng Hôpital de Gia Dinh, tiền thân của Bệnh viện Nhân dân Gia Định ngày nay.

Năm 1945, Hôpital de Gia Dinh được đổi tên thành Bệnh viện Nguyễn Văn Học. Năm 1968, nhằm đáp ứng số lượng bệnh nhân tăng cao, bệnh viện được mở rộng thành 4 tầng, điều trị 500 bệnh nhân nội trú, với tên gọi mới Trung tâm thực tập Y khoa.

Từ năm 1975 đến nay, bệnh viện đổi tên thành Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Bệnh viện Nhi Đồng 2 (tiền thân Y viện Hải Quân)

Cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 ngày ấy và bây giờ trên đường Lý Tự Trọng quận 1, TP HCM.

Tháng 2/1859, quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, năm 1868 một cơ sở y tế của quân đội Pháp bắt đầu được xây dựng gọi là Y viện Hải quân đặt tại vị trí khu đất Bệnh viện Nhi đồng 2 ngày nay, với mục đích phục vụ quân nhân trong cuộc chiến ở Đông Dương của người Pháp. Bệnh viện nhận bệnh nhân là dân thường từ năm 1873. Qua nhiều giai đoạn phát triển, bệnh viện đã lần lượt đổi tên là Bệnh viện Quân y, Bệnh viện Grall, Bệnh viện Đồn Đất và ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6/1978 mang tên Bệnh viện Nhi đồng 2 đến nay.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới ( Bệnh viện Chợ Quán cổ nhất Sài Gòn)

Cổng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới ngày ấy và bây giờ.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới được xây dựng năm 1862, khi ấy tên là Bệnh viện Chợ Quán. Bệnh viện do một số nhà giàu hảo tâm đóng góp xây dựng và quản lý. Bệnh viện tọa lạc trên một khu đất rộng gần 5 hecta tại làng Chợ Quán nằm giữa Sài Gòn - Chợ Lớn, phía trước có sông Bến Nghé chảy qua (nay gọi là kênh Tàu Hủ). Đây vốn là nền cũ trạm cứu thương của thực dân Pháp khi đánh đồn Kỳ Hòa (1861). Đến năm 1864, bệnh viện được giao lại cho chính quyền thời bấy giờ quản lý.

Năm 2002 bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.

Bệnh viện Chợ Rẫy (117 năm phát triển)

Cổng trước Bệnh viện Chợ Rẫy, giờ là khoa điều trị theo yêu cầu.

Năm 1900, Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng với tên là Hôpital Municipal de ChoLon. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Sài Gòn năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang năm 1895.

Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất diện tích trên 50.000 m2 với các tòa nhà kiểu Pháp cao 2 tầng. Vốn trước đây vùng này là chợ mua bán của người Hoa nên có tên là Chợ Rẫy. Từ đó, người dân quen gọi là Bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.

Hoài Nhơn - Vnexpress.net

Những ai không nên ăn bưởi?

Những ai không nên ăn bưởi?

Bưởi có tính lạnh, không thích hợp cho người hay bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, đau bụng.

[

[

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất