Những cuộc tình đứt đoạn bởi lệnh cấm nhập cảnh của Trump

Phải mất đến 11 ngày liên tục gọi điện cho luật sư và chạy ngược xuôi khẩn cầu các quan chức nhập cư, may mắn mới mỉm cười với Osman Nasreldin khi anh đón được “tình yêu của cuộc đời” về bên.

10:49 11/02/2017

7589d3499265fd.img
Jehan Mouhsen gọi điện thoại video với chồng, Khaled Almilaji, người đang bị mắc kẹt tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: New York Times

Sahar Fadul, hôn thê sắp làm đám cưới với Nasreldin, hồi cuối tháng trước bị giữ tại sân bay quốc tế Dulles, bang Virginia, Mỹ, sau khi trở về từ chuyến thăm gia đình ở Sudan. Cô bị đưa lên chuyến bay trở về châu Phi. Thị thực của Fadul lập tức bị đóng dấu “Hủy”.

Họ được đoàn tụ vào một biểu chiều ở Colorado, cùng với hàng trăm người khác, nhờ việc một thẩm phán liêng bang Seattle ngăn chặn sắc lệnh cấm nhập cảnh trong vòng 90 ngày đối với công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo chiếm đa số do Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành trước đó. Dù vậy, còn rất nhiều cặp đôi khác không gặp may mắn như Fadul và Nasreldin. Số phận tình yêu của họ vẫn chưa được định đoạt, theo New York Times.

“Có nghĩa lý gì khi bạn sống ở thiên đường nhưng không phải bên cạnh người mình yêu?”, Nasreldin, một y tá nha khoa gốc Sudan hiện sống tại thành phố Aurora, bang Colorado, chia sẻ.

Chia cắt

Đối với các cặp đôi mang quốc tịch khác nhau nhập cư vào Mỹ, sắc lệnh từ Tổng thống Trump cùng những hệ lụy nó tạo ra đang đẩy mối quan hệ cũng như hôn nhân của họ vào tình cảnh chới với, chuyên gia nhận định.

Không ít người Mỹ có bạn đời mang quốc tịch Syria hay Sudan chưa được nhập cảnh đang phải thức trắng đêm canh những tấm vé một chiều đến Mỹ nhằm hiện thực hóa kế hoạch đoàn tụ, tận dụng quãng thời gian sắc lệnh từ Tổng thống Trump bị treo.

Hàng loạt cặp đôi tính đến chuyện thay đổi dự định xây dựng gia đình bởi họ không muốn sống ở một quốc gia mà một trong hai người không được chào đón. Những bữa tiệc đính hôn bị hủy bỏ, những bộ váy cưới đã bị hoàn trả.

Nasreldin và Fadul chọn cách chạy đua với thời gian để đoàn tụ, hy vọng có thể ở bên nhau bất chấp kết quả cuộc chiến pháp lý giữa Tòa án và Bộ Tư pháp Mỹ về sắc lệnh nhập cảnh ra sao.

Toà phúc thẩm liên bang Khu vực 9 ngày 9/2 tuyên bố giữ nguyên quyết định đình chỉ sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, trên mạng xã hội Twitter, ông Trump đã tỏ thái độ bất mãn, ngụ ý sẽ đưa vụ việc liên quan đến lệnh cấm nhập cảnh lên tòa án tối cao.

Nhiều cặp đôi lại lựa chọn thích nghi với cuộc sống xa cách. Họ gặp nhau trên mạng, tranh thủ gặp trong các chuyến công tác hay trở về nơi một người hoặc cả hai từng sống nhiều năm về trước.

“Mọi thứ đảo lộn hết cả, không có gì là chắc chắn”, Guy R. Croteau, bác sĩ tâm lý ở Boston, cho hay. Ông gặp hôn phu, một người đồng tính Iran, thông qua Facebook, hai người đính hôn sau vài chuyến đi tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, và Malaysia.

Vì lý do an toàn, Croteau không muốn tiết lộ tên thật nên gọi hôn phu của mình là M. M được cấp thị thực đính hôn còn hạn tới tháng 7. Song cặp đôi này phân vân liệu thị thực trên có còn hiệu lực trong tương lai không.

“Chúng tôi không biết”, ông Croteau nói. “Liệu người ta có định tiến hành một đợt rà soát nào nữa không? Chúng tôi không biết”.

2-9472-1486688321
“Có nghĩa lý gì khi bạn sống ở thiên đường nhưng không phải bên cạnh người mình yêu?”, Osman Nasreldin chia sẻ. Ảnh: New York Times

Âu lo

Một số cặp đôi “thu hẹp khoảng cách” trên không gian mạng. Olivia Cross hiện sống ở Mỹ. Cô hàng ngày vẫn nói chuyện qua mạng với chồng mình, anh Yahya Abedi, một người Iran. Abedi dán những bức ảnh cưới lên bức tường căn hộ anh thuê ở thành phố Bandar Abbas để mỗi lần Cross gọi, cô sẽ nhìn thấy chúng.

Sau nhiều lần gặp gỡ qua mạng, tháng hai năm ngoái, họ tổ chức đám cưới ở thành phố Tbilisi, bang Georgia. Những tưởng sẽ được ở bên nhau nhưng giờ đây họ lại bị chia cắt bởi sắc lệnh cấm nhập cảnh do ông Trump ký. Nhằm trả đũa, Iran tuyên bố cấm công dân Mỹ vào nước này. Kế hoạch đoàn tụ tại Iran họ tính thực hiện vào tháng 5 tới đây nguy cơ đổ bể.

“Tôi có cảm giác dù mình làm điều gì, nỗ lực đến đâu đi chăng nữa, mọi chuyện vẫn bế tắc”, Cross nói. “Chúng tôi chỉ muốn sống cùng nhau thôi mà”.

Khi Michelle Brady nói chuyện video với chồng, một nhân viên cứu trợ sinh ra ở Sudan đang hồi phục sau cuộc phẫu thuật tim tại Ba Lan, con trai Jad của họ nhận ra ngay cha mình trên màn hình máy tính. Lúc họ ngắt kết nối, cậu bé 21 tháng tuổi ngơ ngác nhìn quanh để tìm kiếm cha.

“Thằng bé cứ khóc suốt và buồn rầu vì thiếu vắng cha”, Brady kể. Cô bây giờ  không dám chắc về việc chồng mình sẽ được trở về đoàn tụ bên gia đình.

Ngay cả những người không bị chia cắt cũng nói sắc lệnh ông Trump ban bố đã gây ảnh hưởng tới kế hoạch tổ chức đám cưới và đính hôn của họ. Thân nhân từ Iran hay Syria không dám đến Mỹ dự đám cưới vì lo sợ sắc lệnh. Những cặp đôi có cha mẹ là người nhập cư thì cho biết họ lưỡng lự không muốn trở về quê tổ chức đám cưới bởi e ngại vấn đề bất trắc xảy ra.

Bác sĩ Arash Afshinnik vừa làm đám cưới cánh đây ba tuần ở California và có kế hoạch bay về quê hương Iran cùng vợ, Sandra Shahinpour, để tổ chức nghi lễ lần hai với gia đình vợ. Ông đến Mỹ từ khi mới ba tháng tuổi nhưng cô Shahinpour lại dành những năm tháng tuổi trẻ tại Iran.

“Chúng tôi phải hủy kế hoạch”, ông Afshinnik, 40 tuổi, nói. Vợ ông đã hoàn trả bộ váy định mặc trong lễ cưới lần hai. “Khi sự việc còn chưa ngã ngũ, tại sao phải nhúng chân vào bể nước chứ? Nó dường như quá nóng”, Afshinnik bình luận.

Theo VnExpress

‘FBI giả’ lừa tiền du học sinh: Nạn nhân lên tiếng

‘FBI giả’ lừa tiền du học sinh: Nạn nhân lên tiếng

Ông ta nói có một vài giấy tờ của em bị trục trặc với Sở Di Trú do nộp trễ, và FBI đang trong quá trình hoàn tất thủ tục truy tố, có thể hủy bỏ mọi kết quả học tập, trục xuất em về nước, trừ khi em phải đóng tiền phạt phí trả muộn cho họ.”

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất