Những dấu hiệu bệnh cúm diễn biến nặng, cần đưa trẻ đi viện

Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, không đáp ứng thuốc hạ sốt, khó thở, thở nhanh, co giật, mệt mỏi, ăn kém… cha mẹ cần đưa đi viện ngay.

22:30 07/02/2018

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do virus cúm gây ra với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.

Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Bệnh thường lành tính, diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày.

Tuy nhiên, nếu trẻ sốt liên tục, co giật, bỏ ăn, khó thở… thì bố mẹ nên đưa con đi viện khám thay vì tự mua thuốc, điều trị tại nhà.

Những dấu hiệu bệnh cúm diễn biến nặng, cần đưa trẻ đi viện
Ảnh minh họa.

Vậy khi nào nên đưa trẻ đi khám?

– Sốt cao liên tục từ 39ºC trở lên, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

– Co giật.

– Trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều, bỏ ăn hoặc bỏ bú, chân tay lạnh.

– Trẻ khó thở, thở nhanh.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm

Hạ sốt

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, cha mẹ cần:

– Nới rộng quần áo cho trẻ.

– Chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. Nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng khuỷu tay của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được.

– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi 4-6 giờ uống nhắc lại một lần nếu sốt trên 38,5 độ.

Vệ sinh đường hô hấp

– Vệ sinh mũi miệng: Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ virus vẫn bám lại trên khăn.

– Hàng ngày, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý natriclorid 9 phần nghìn vào mắt, mũi cho trẻ; súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn.

– Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ), tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Dinh dưỡng

– Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt: cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước.

– Tăng cường bú mẹ nếu trẻ còn bú mẹ.

Phòng lây nhiễm

– Cách ly trẻ tương đối: hạn chế cho tiếp xúc với trẻ lành, hướng dẫn che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy.

– Mang khẩu trang khi chăm sóc trẻ.

– Tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió, để tránh nhiễm lạnh.

Cách phòng bệnh

– Tiêm vắc-xin phòng cúm.

– Trẻ bị bệnh phải được cách ly và người chăm sóc trẻ phải đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm.

– Đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng; thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa.

Phương Nam

Tags:
Bí quyết kiếm tiền mà người giàu có không bao giờ tiết lộ cho người nghèo

Bí quyết kiếm tiền mà người giàu có không bao giờ tiết lộ cho người nghèo

Bạn có tự hỏi vì sao trên đời này lại luôn có những người rất giàu và rất nghèo? Điều gì quyết định sự khác biệt đó? Có những người thực sự kiếm tiền rất giỏi, làm giàu rất chóng nhưng hiếm khi họ nói ra bí quyết thực sự.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất