Những điều cần biết khi phỏng vấn visa Mỹ
Bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để vào phỏng vấn visa, nhưng buổi phỏng vấn sẽ diễn ra thế nào? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hình dung sơ bộ về trình tự của một cuộc phỏng vấn.
09:00 06/06/2019
Trước khi qua cửa bảo vệ:
- Các bạn có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn giờ hẹn nhiều nhất 20 phút.
- Toàn bộ cuộc phỏng vấn, bao gồm các bước nộp hồ sơ, lấy vân tay, phỏng vấn, có thể kéo dài vài giờ đồng hồ, do vậy cần chuẩn bị về mặt thời gian.
- Không được phép mang những thiết bị điện từ như điện thoại di động, radio, máy ghi âm, máy tính, PDA, máy quay phim, máy ảnh, cassette... vào bên trong Đại sứ quán Hoa Kỳ. Để tiết kiệm thời gian, các bạn nên để các thiết bị này ở nhà hoặc trong ô tô, xe máy. Các bạn cũng có thể gửi các thiết bị này ở phòng bảo vệ trong thời gian phỏng vấn.
Sau khi qua cửa bảo vệ:
- Bảo vệ sẽ giữ thẻ tùy thân có ảnh cho đến khi các bạn rời khỏi tòa nhà.
- Các bạn phải đeo thẻ dành cho khách lên áo ở vị trí dễ nhìn, trong toàn bộ thời gian ở trong tòa nhà.
- Phòng chờ Lãnh sự nằm ở tầng 2.
Trong phòng chờ lãnh sự:
- Lấy số tại máy phát số ở cửa phòng chờ (nhớ lấy 2 liên cho mỗi hồ sơ). Các bạn đưa 1 liên số cho nhân viên nhận đơn và giữ liên kia suốt buổi phỏng vấn.
- Ngồi chờ gọi số để nộp hồ sơ.
- Lau 10 đầu ngón tay bằng nước rửa tay khô có trong phòng chờ.
- Xem hướng dẫn lấy vân tay chiếu trên TV hoặc treo trên tường.
- Ngồi chờ gọi số để lấy vân tay 10 ngón.
- Quay lại ghế ngồi chờ gọi số tiếp. Người Mỹ sẽ phỏng vấn (và có thể sẽ kiểm tra vân tay 1 ngón). Các số được gọi theo mức độ phức tạp của từng trường hợp chứ không nhất thiết theo thứ tự.
- Nếu đơn xin visa được chấp thuận, bạn sẽ đến quầy EMS trong phòng chờ để làm thủ tục nhận lại hộ chiếu cùng visa. Phí EMS là 30.000 đồng/hộ chiếu (trong Hà Nội) hoặc 50.000 đồng/hộ chiếu (ngoài Hà Nội).
- Nếu bị từ chỗi cấp visa, bạn sẽ được trả lại hộ chiếu cùng những giấy tờ cần thiết khác ngay sau cuộc phỏng vấn. Vui lòng rời khỏi phòng chờ ngay lập tức.
* Nhiều người bị từ chối cấp visa có ý kiến rằng việc xét cấp visa hầu như chỉ dựa vào cảm tính của viên chức lãnh sự (VCLS)? Lý do từ chối cấp visa cũng không được giải thích rõ ràng?
- Ông Jeffrey C.Schwenk: Một số người không biết rằng việc xét cấp visa được dựa trên những quy định luật pháp của Mỹ, dựa trên hoàn cảnh của từng đương đơn. Do đó dù nhiều người đi chung một đoàn, có cùng mục đích nhưng hoàn cảnh của mỗi người lại khác nhau. Khi phỏng vấn, VCLS phải xét xem mục đích đương đơn đó khi qua Mỹ sẽ làm gì, sau khi hoàn thành công việc họ có trở về hay không. Các VCLS cũng được đào tạo theo cùng một chương trình như nhau, quyết định của họ được dựa trên cùng một quy định luật pháp của Mỹ. Cho dù có những VCLS khác nhau phỏng vấn một đương đơn nhưng quyết định của họ cũng sẽ giống nhau mà thôi.
- Ông Trần Doãn Dụ: Theo yêu cầu của luật pháp, các VCLS buộc phải giả định tất cả những người xin visa không định cư đều có mục đích định cư. Nhiệm vụ của đương đơn là phải chứng minh một cách thuyết phục là họ không muốn định cư.
* Là những người quản lý, các ông có biện pháp nào để bảo đảm hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp mà cảm xúc, tâm trạng... của VCLS tác động khiến họ có những quyết định không công bằng cho một đương đơn?
- Ông Jeffrey C.Schwenk: Tất cả những VCLS đều được đào tạo ở Washington DC, đến đây họ cũng được đào tạo nên họ rất có chuyên môn. Khi thực hiện công việc phỏng vấn, họ rất ý thức rằng công việc của họ rất quan trọng, không chỉ với đương đơn mà còn với công chúng Mỹ. Vì vậy khi phỏng vấn, VCLS không được để tâm trạng của họ ảnh hưởng đến quyết định. Những người quản lý chúng tôi nếu nhận thấy một VCLS nào đó mệt mỏi hay có tâm trạng không tốt sẽ yêu cầu họ nghỉ ngơi, lấy lại cân bằng trước khi trở lại phỏng vấn. Chưa kể khi từ chối một trường hợp nào đó, VCLS phải ghi chú vào máy tính, các VCLS trên toàn thế giới có thể truy cập đọc những thông tin này. Do đó, khi xét một trường hợp nào đó, VCLS phải quyết định bằng chuyên môn cao nhất. Hơn nữa, quyết định đó còn được người quản lý xét duyệt, nếu quyết định đó không xác đáng sẽ bị xem xét lại.
Trước khi muốn xin VISA xuất cảnh Bạn phải kiểm tra Hộ chiếu của bạn có còn hạn sử dụng trên 6 tháng hay không.
Yêu cầu thủ tục để nộp hồ sơ xin VISA có những yêu cầu cơ bản như sau:
- Thư mời từ phía Mỹ
- Cá nhân viết thư mời đã được nhập quốc tịch Mỹ
- Chứng minh khả năng tài chính: thu nhập lương hàng tháng, sổ tiết kiệm, sở hữu nhà đất, xe ôtô (nếu có)
- Có giấy nghỉ phép của lãnh đạo công ty cấp
- Lịch trình & địa điểm bạn ở lại trong thời gian nhập cảnh tại Mỹ
- Điều quan trọng nhất bạn phải chứng minh được mục đích khi sang Mỹ & khả năng quay về lại Việt Nam của bạn.
- chứng minh mối ràng buộc để mình quay về VN là chắc chắn. Vd: Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con cái, các tấm ảnh gia đình, họ hàng,...
- Chứng minh tài chính: hộ khẩu, sổ đỏ, sổ tiết kiệm, xác nhận tiền lương,..
- Chứng minh nhân thân mình là người tốt: giấy khen (các loại, kể cả chứng nhận gia đình văn hóa nhiều năm), công văn biểu dương thành tích của cơ quan ,...
Người phỏng vấn mình là người Việt nên họ hiểu hết văn hóa VN của mình, đừng chủ quan. Khi chụp ảnh nhớ tạo vẻ mặt "thân thiện" nhất có thể. Khi trả lời phỏng vấn thì chậm rãi, bình tĩnh, luôn luôn nói sự thật.
Điều cần nhất khi phỏng vấn xin visa Mỹ là phải thành thật và tự tin. Tâm lý yếm thế là nhược điểm lớn nhất của khách VN khiến cho tỷ lệ “đậu” visa không cao. Nhiều khách chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như chứng minh thu nhập ổn định, tài sản sở hữu với đủ loại giấy tờ nhà đất... Thế nhưng vẫn rớt do... thiếu tự tin khi phỏng vấn!
Định cư tại Mỹ, Australia nhanh với visa mới 457-OBS và L-1
Nhà đầu tư có thể tìm đến những chương trình đầu tư an toàn với chi phí vừa phải như visa 457-OBS tại Australia và Visa L-1 tại Mỹ.