Những điều khó giữ chân du khách đến Việt Nam
Vừa đến sân bay Việt, chúng tôi đã thấy không sạch sẽ, ra ngoài đường hay bãi biển còn tệ hơn, đến mức chẳng dám động chạm, ăn uống gì.
16:43 16/07/2023
Theo thống kê, sau 11 tháng, Việt Nam chỉ đón 2,7 triệu, và hết năm dự kiến đón 3,5 triệu - kém rất xa mục tiêu năm triệu - lượt khách quốc tế trong năm 2022. Con số dự kiến đạt được của Thái Lan, Malaysia và Singapore lần lượt là hơn mười triệu, hơn chín triệu và hơn sáu triệu du khách nước ngoài.
Còn theo Tổ chức du lịch (WTO), 2019 - năm hoàng kim của du lịch - tỷ lệ khách nước ngoài trở lại rơi vào khoảng hơn 10%, trong khi của Thái Lan và Singapore lần lượt là 82% và 89%. Các con số này cho thấy lượng khách quốc tế đến tăng trưởng không bền vững và do sự tò mò ở lần đầu tiên hơn là do bị "gây nghiện" để trở lại.
Đối với gia đình chúng tôi, có hai yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của một địa điểm Du lịch nào đó là an ninh và vệ sinh. Tiếc rằng, khi chúng tôi đến Việt Nam, cả hai điều này đều còn rất kém.
Về an ninh, chưa nói đến những chuyện to tát, trước hết, ít nhất chúng tôi phải có cảm giác an toàn, thoải mái, chẳng hạn có thể tự nhiên lấy điện thoại ra để chụp hình, tìm đường đi, nói chuyện và nhắn tin với người thân một cách thoải mái mà không sợ bị kẻ gian chạy ngang qua cướp mất. Thực tế là gia đình chúng tôi đã bị cướp mất điện thoại, móc túi, "chặt chém" trong lần đầu tới Việt Nam.
Trong khi ngày nay chiếc điện thoại là cái bản đồ, là tài khoản ngân hàng, là két sắt chứa những thông tin quan trọng, là máy ảnh rất quan trọng đối với mỗi người khi đi du lịch. Cứ hình dung khi đến một nơi xa lạ mà bạn bị mất hết những thứ đó thì có lẽ bạn chỉ muốn rời đi ngay, và không bao giờ muốn quay trở lại. Đó chính xác là những gì chúng tôi đã nghĩ trong đầu.
Về vệ sinh, vừa đến sân bay của Việt Nam, chúng tôi đã thấy không sạch sẽ, không khí nóng nực, sàn và tường bẩn, cũ, nhà vệ sinh ẩm thấp... Ra ngoài đường phố cũng không khá hơn khi rác thải ở khắp mọi nơi, vỉa hè đen kịt do lâu ngày không được tẩy rửa, bãi biển cũng tràn ngập rác thải... Vốn dĩ khí hậu ở Việt Nam đã nóng ẩm, gây khó chịu với du khách phương Tây, ấy vậy mà vấn đề vệ sinh cũng không tốt, nên càng khiến chúng tôi có cảm giác không sạch sẽ, không dám đụng chạm vào thứ gì, ăn uống món gì cả. Thế thì làm sao du khách có được cảm giác thoải mái khi đi du lịch?
Điều này hoàn toàn trái ngược với các nước châu Âu. Chúng tôi đi du lịch châu Âu thấy rất an toàn. Ít nhất ở đó họ không trắng trợn giật điện thoại từ tay bạn hay dở trò rạch túi. Chỉ cần bạn để ý một chút và không đem theo quá nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh là hoàn toàn có thể yên tâm được. Tôi luôn để hộ chiếu lại trong khách sạn, không đem theo nhiều tiền mặt, dùng thẻ tín dụng ở tất cả nơi đâu nhận thẻ, đeo túi xách ở phía trước, luôn cài túi xách lại mỗi khi dùng xong, thỉnh thoảng kiểm tra lại, khi đi bộ hay dùng phương tiện giao thông công cộng nên để tay lên túi xách...
Tôi đã đi châu Âu trên 10 lần, châu Á cũng vậy, đã qua hơn 60 thành phố lớn nhỏ, nhiều vùng miền trên Thế giới, nên có thể có những so sánh nhất định so với du lịch ở Việt Nam. Mong rằng các cơ quan chức năng sớm có những can thiệp, chấn chỉnh để cải thiện hình ảnh của du lịch Việt, hạn chế tối đa những phiền toái, ác cảm của du khách nước ngoài. Có như vậy, người Việt mới có thể xây dựng được ngành du lịch một cách bền vững.
Cây hoa đỗ quyên 116 tuổi: Nếu ai đã có đến một lần thì sẽ không thể nào cưỡng lại nổi nét đẹp ‘mê hoặc’ này.
Thị trấn Ladysmith ở Canada hy vọng sức hấp dẫn của cây hoa đỗ quyên hơn 100 năm tuổi sẽ thu hút đông du khách đến thăm. Và chắc có lẽ nếu ai đã có đến một lần thì sẽ không thể nào cưỡng lại nổi nét đẹp ‘mê hoặc’ này.