Những hiểu biết mới về vi khuẩn COVID-19

Từ khi người bệnh đầu tiên được phát hiện (khoảng 5 tháng trước đây), các bác sĩ và các nhà khoa học trên thế giới đã không ngừng nghiên cứu và học hỏi để tìm cách ngăn ngừa và chữa trị cho căn bệnh vì vi khuẩn COVID-19.

02:30 06/05/2020

Chúng ta đã biết thêm rất nhiều về vi khuẩn COVID 19, nhưng hiện tại vẫn chỉ có một loại thuốc có triển vọng làm nhẹ và giảm bớt tử vong gây ra vì bệnh này.

Xin tóm lược những điều các bác sĩ tại Mỹ và trên thế giới đã và đang hiểu về COVID-19:

1) Triệu chứng bệnh COVID

• 30-60% người nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ.• Ho khan hay ho đàm (từ 3-7 ngày sau khi bị nhiễm).

• Mất khả năng ngửi và/hay khả năng nếm (không nhận thức được mùi vị).

• Đau nhức bắp thịt.• Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

• Sổ mũi, đau cổ họng.

• Vết đỏ hoặc bầm trên ngón chân, ngón tay hoặc trên da.

• Mắt bị đỏ.

• Sốt (sốt càng cao là hiện tượng bệnh càng nặng).

• Khó thở (khi bệnh nhân bị viêm phổi ở giai đoạn khá nặng).

Ho, sốt, và khó thở là những triệu chứng đã được ghi lại từ những bệnh nhân phải vào bệnh viện để chữa trị. Khó thở là dấu hiệu bệnh nặng cần phải đến bệnh viện! Hiện nay tất cả các bác sĩ trên thế giới đều công nhận những triệu chứng của bệnh COVID-19 rất giống với những triệu chứng gây ra từ những vi khuẩn khác.

2) Những hiểu biết mới về tính chất vi khuẩn và bệnh COVID 19:

• Vi khuẩn có thế sống trong không khí từ 3 đến 4 tiếng. Nó có thể bay xa trong không khí vào khoảng 2 m (6 feet). Có một thí nghiệm cho thấy vi khuẩn có thể lan truyền trong không khí đến 13 feet.

• Vi khuẩn RNA được tìm thấy trên mặt của “surgical mask” từ 5 đến 7 ngày, trên bề mặt bằng giấy hay mủ từ 2 đến 3 ngày, nhưng khả năng gây bệnh thì chưa biết được.

• Vi khuẩn rất dễ bị tiêu diệt bằng “uv light”, hay xà phòng (soap) và những hóa chất vệ sinh thông thường.

• 30-60% người bị nhiễm (+RNA test) không có triệu chứng (asymptotic).

• Đa số người bị nhiễm không có triệu chứng cho đến 2 hay 3 ngày sau. Có một số người chỉ thấy triệu chứng từ 7 đến 10 ngày sau khi bị nhiễm.• 20-30 % người bị nhiễm bệnh nặng cần phải vào bệnh viện để chữa trị. Thời gian chữa trị trung bình từ 2 tới 6 tuần. Tuổi trung bình người phải vào bệnh viện: 55.

• 20% người phải vào bệnh viện bệnh nặng cần phải vào ICU và cần máy trợ thở. Và 80% người cần máy trợ thở bị chết. Tuổi trung bình: 70-80. Những người này thường có bệnh kinh niên như: tiểu đường, cao máu, tim, và suy thận.

• Khoảng 80% người nhiễm COVID 19 sẽ bị bệnh nhẹ và khỏi hẳn hoặc không có triệu chứng.• Phái nam bị nhiễm và bệnh nặng nhiều hơn phái nữ.

3) Những loại xét nghiệm cho sự hiện diện của vi khuẩn trong cơ thể: (Available tests for COVID-19)

Cũng như tất cả vi khuẩn khác, chúng ta có thể thử nghiệm sự hiện diện của vi khuẩn đó trong cơ thể bằng cách kiểm tra những bộ phận của vi khuẩn hiện diện trong cơ thể người bệnh, hoặc kiểm tra kháng thể mà cơ thể người bệnh đã tạo ra để chống lại vi khuẩn đó.

• RT-PCR tests: loại ‘test” này kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn RNA trong chất đờm của mũi (hoặc phổi hay máu, nếu cần thiết). Kết quả “positive” có nghĩa là trong đường hô hấp của người bệnh có vi khuẩn. Rất nhiều phòng “lab” xét nghiệm và cơ sở y tế đã chế tạo ra loại “test” này, mức độ chính xác của “test” dựa vào loại “test” và kỹ thuật của người lấy “sample” đờm từ bệnh nhân.

• Serology to identify prior infection: (antibodies testing) “test” này kiểm tra sự hiện diện của kháng thể mà người bệnh tạo ra để chống lại vi khuẩn. Cơ thể sau khi bị nhiễm vi khuẩn sẽ tạo ra kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn; nhưng có thể cần từ 7 đến 14 ngày.

“Positive tests” có nghĩa là trong máu của người được “test” có kháng thể chống lại vi khuẩn, và cũng có nghĩa là người đó đã từng bị nhiễm vi khuẩn. Có kháng thể trong máu không có nghĩa là người đó không đang có bệnh! “Test” này cũng không hoàn toàn chính xác vì những kháng thể tìm được có thể được tạo ra từ những loại Coronavirus khác.

4) Những tác hại của vi khuẩn COVID 19 đối với cơ thể:

Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, nó tấn công vào các tế bào trong mạch máu và các bộ phận của cơ thể và dùng những tế nào này để tiếp tục sinh sản ra những vi khuẩn khác. Các tế bào bị nhiễm trùng tiết ra những chất lợi viêm (cause inflammation). Những hoá chất này làm cho các cơ quan bị đầy chất lỏng, bị xơ hoá, và làm nghẽn các mạch máu nhỏ, dẫn đến thiếu oxygen... và tử vong.Xét nghiệm tử thi và thử máu của những bệnh nhân COVID đã cho thấy:

• Máu của người bệnh có rất nhiều những chất gây viêm trầm trọng (inflammatory markers). Những chất này làm cho các bộ phận trong người, nhất là phổi bị viêm nặng, mất đi chức năng làm việc, làm người bệnh bị sốt cao..... hiện tượng này được các bác sĩ gọi là “cytokines storms.”

• Khi xét nghiệm tử thi của người chết vì bệnh covid, các bác sĩ đã thấy hiện tượng đông máu trong những mạch máu nhỏ (microthrombus).

• Những người bệnh covid trong giai đoạn nặng có nguy cơ bị đông máu rất cao, và chất gây đông trong máu (D- dimer) rất cao trong máu người bệnh COVID.

• Phần lớn người bệnh bị chết vì viêm phổi nặng (ARDS), nhưng cũng có trường hợp chết vì viêm tim, não, hư gan hay hư thận.

5) Những thuốc và cách trị bệnh COVID 19 hiện nay:

Để cứu người mắc bệnh gây ra bởi vi khuẩn hay vi trùng nào, bác sĩ và các nhà khoa học phải tập trung vào: a. Thuốc diệt trừ vi khuẩn. b. Thuốc khống chế sự sinh sản của vi khuẩn sau khi xâm nhập cơ thể. c. Chống lại những chất gây viêm độc hại mà chính cơ thể người bệnh tạo ra khi bị nhiễm khuẩn (inflammations response, cytokines storm trong trường hợp bệnh COVID). d. Cung cấp cho người bệnh những thứ cần thiết khi cơ thể họ không còn tự lực được nữa như dưỡng khí, nước, thức ăn, máy trợ thở... (supportive care: oxygen, fluid, ventilation, nutrition, blood transfusions....)

Hiện tại, tất cả những gì bác sĩ làm để trị bệnh COVID đều bắt nguồn từ những quan sát sự thay đổi của người bệnh, xét nghiệm máu, và xét nghiệm tử thi...

Vì thời gian 5 tháng quá ngắn ngủi, không đủ để nghiên cứu và so sánh, (too short of a time for clinical trials) nên chưa có một cách chữa trị nào được công nhận là hoàn hảo cả.Những cách chữa trị hiện tại đều dùng cho bệnh nhân trong bệnh viện. Chưa có một cách chữa trị nào cho bệnh nhân bị bệnh nhẹ được cho về nhà cách ly.

a. Diệt trừ vi khuẩn hoặc ngăn chặn vi khuẩn nẩy nở khi nó xâm nhập vào cơ thể:

Remdesivir: là một loại thuốc chống vi khuẩn, được chế tạo để trị gan C, EBOLA nhưng không được thành công. Gần đây, thử nghiệm trong phòng lab cho thấy thuốc này có khả năng giết chết COVID 19.

Thử nghiệm trên động vật cho thấy nó có khả năng chống lại những loại corona virus khác như SARS và MERS. Kết quả của một thí nghiệm có kiểm chứng dùng trên bệnh nhân COVID trong nước Mỷ (công báo 4/29/20) đã cho thấy thuốc này có khả năng làm giảm bệnh và giảm tử vong.

Theo thí nghiệm này: nếu 28 người bệnh COVID dùng thuốc này thì sẽ cứu được một người, một kết quả rất tốt.Một số thử nghiệm khác dùng thuốc này trên người bệnh COVID đã và đang đang diễn ra.

Điểm yếu của thuốc này: phải truyền qua máu, và có hại cho thận và gan. Người bệnh nặng vì COVID đã suy gan và suy thận không thể dùng thuốc này. Hiện tại, trên nước Mỷ, The FDA đã chấp nhận dùng Remdesivir để trị bệnh nhân nhập viện vì COVID (FDA emergency approval: 5/1/2020)

Hydroxychloroquine/chloroquine: Thuốc này thường dùng cho thấp khớp và sốt rét (Malaria), Nó có khả năng chống viêm (anti-inflammation) và thí nghiệm trong phòng lab cho thấy nó có khả năng giết chết vi khuẩn COVID 19.Các Bác Sĩ Trung Quốc, Ý, Pháp dùng thuốc này để trị bệnh nhân COVID bị nặng vì tính chất nói trên. Những thông tin về người bệnh được khoẻ khi dùng thuốc này đều từ những nghiên cứu bằng cách quan sát số lượng người bệnh được nhận thuốc này.

Điểm yếu của những nghiên cứu bằng quan sát là nó không thể kết luận người bệnh được khoẻ lại vì thuốc này hay là do những yếu tố khác (thí dụ như những người uống thuốc này, cùng một lúc cũng uống những thứ thuốc khác).Gần đây, một nghiên cứu khá lớn ở Mỹ cho thấy thứ thuốc này có thể gây hại hơn là cứu người bị bệnh COVID. Nghiên cứu này cũng là nghiên cứu quan sát nên cũng có điểm yếu như trên.

Hiện tại, nghiên cứu những phản ứng hoá chất của cơ thể và COVID cho thấy Hydroxychloroquine giúp mang chất kẽm (Zinc, Zn) vào tế bào. Zn cắt đứt sự sinh sản của vi khuẩn RNA trong tế bào, nhưng Zn không thể tự đi từ máu vào tế bào được! Có thể đây là giả thuyết tại sao có người khoẻ vì Hydroxychloroquine nhưng lại có người bị nặng hơn???

Điểm yếu của Hydroxychloroquine là phản ứng phụ: hại mắt, hại tim. Nó làm cho sự co bóp của cơ tim bị ảnh hưởng, nhất là khi dùng với những thứ thuốc khác có phản ứng phụ như nó (Zithromax) hay trong những người bị bệnh cơ tim.Tại Mỹ, FDA đồng ý cho bác sĩ dùng Hydroxychloroquine cho bệnh nhân đang nằm trong bệnh viện.

Trong những ngày đầu tháng 4, đa số bệnh viện dùng Zithromax và Hydroxychloroquine chung để trị cho bệnh nhân COVID, nhưng vì phản ứng phụ nên 2 thứ thuốc này không được dùng chung nữa.Gần đây, tuỳ theo bệnh viện và bác sĩ, mà Hydroxychloroquine có được dùng hay không, và khi được dùng, bác sĩ có thể dùng với Zinc.Rất nhiều bệnh viện và bác sĩ đang làm nghiên cứu về thuốc này, bệnh nhân có thể tham gia vào nghiên cứu thực tế (clinical trials).

Ivermectin: là một loại thuốc trị sán lãi, Scabies… đang được nghiên cứu để dùng??? để trị sớm hơn

• Convalescent Plasma. Đây là một cách trị bệnh COVID mới bằng cách dùng kháng thể trong máu của những người bệnh COVID đã được chữa khỏi, truyền vào những ngườiđang bị bệnh rất nặng cần phải có máy trợ thở và đang nguy hiểm đến tính mạng! Một thí nghiệm đã cho thấy khi dùng máu có chứa kháng thể của những người đã hết bệnh COVID truyền vào 5 bệnh nhân COVID đang trong trường hợp nguy cấp, 12 ngày sau khi nhận được plasma, những người bệnh này có ít vi khuẩn hơn, bệnh nhẹ hơn và cần ít oxygen hơn.

Hiện nay tại Mỹ, FDA đã cho phép các bác sĩ dùng “Convalescent Plasma” để thí nghiệm trên những bệnh nhân COVID trong giai đoạn nguy cấp.Điểm yếu của Convalescence Plasma: cần phải có người cho máu, sự thật có phải do plasma làm cho những người bệnh này khỏe hay không vẫn chưa biết được. Cơ thể người bệnh có thể bị phản ứng nặng sau khi được truyền plasma cũng như những phản ứng khi được truyền máu.

Nhà thương có tham gia vào chương trình này sẽ cho bệnh nhân biết và xin phép để ghi danh bệnh nhân vào thí nghiệm.

Nếu quý vị nào đã có bệnh và đã khoẻ hẳn, xin liên lạc với American Red Cross để cho máu! Quý vị có thể lên website của American Red Cross để ghi danh, sẽ có người hướng dẫn cho quý vị.

b. Thuốc để chống lại chứng viêm độc hại của cơ thể: (anti-inflammatory drugs)

• Vitamin C, vitamin D đã được chứng minh là có khả năng giúp cơ thể chống lại “Cytokines Storm”, nên có nhiều bác sĩ đang dùng Vitamin C và D trong những thứ thuốc cho người bệnh COVID. Chưa được FDA công nhận.• Steroid: thường dùng cho bệnh xuyễn hoặc “allergic reaction”.

CDC và the WHO phản đối dùng thuốc này cho bệnh nhân COVID, nhưng các bác sĩ trên thế giới và tại Mỹ có chiều hướng dùng thuốc này. Hiện nay rất nhiều bác sỉ dùng thuốc này trong các thứ thuốc trị COVID cho bệnh nhân đang nằm trong nhà thương.

• Zithromax: là một loại thuốc trụ sinh, có khả năng chống viêm. Tuỳ vào nhà thương và tuỳ vào BS mà thuốc này được sử dụng hay không.• Blood thinner: (Anticoagulation: Heparin, Lovenox, Apixipan...) dựa vào hiện tượng đông máu của bệnh nhân COVID và mạch máu bị đông nghẽn trong những xét nghiệm tử thi của bệnh COVID, đa số các bệnh viện và bác sĩ tại Mỹ đã bắt đầu cho bệnh nhân dùng những thuốc này khi nhập viện vì COVID. Nhưng liều lượng (dose) cần thiết vẫn chưa được biết, và FDA chưa công nhận cách dùng thuốc này.

• Thuốc giảm mỡ: (Statin: Artovastatin, Lovarstatin...) có tác dụng chống viêm (anti-inflammation) đang được nghiên cứu nhưng chưa được dùng.

• Thuốc cao máu: (Ace Inhibitors, ARBS) (Lisinopril, Enalapril, Lorsatan ...) có khả năng làm giảm vi khuẩn sinh sản....nhưng cũng có khả năng làm cho triệu chứng nặng hơn??? Các nhà khoa học đang tìm hiểu thêm về vấn đề này. Hiện tại, bác sĩ tại Mỹ khuyến khích bệnh nhân tiếp tục uống thuốc này khi bị bệnh COVID.

• Thuốc bao tử PEPCID: cũng đang được nghiên cứu vì có một quan sát ở Trung Quốc cho thấy những người bệnh COVID đang uống PEPCID thì ít bị tử vong hơn những người không có uống.

6) Cách ngừa bệnh.

• Thuốc ngừa bệnh: mọi nơi trên thế giới đều đang có những nghiên cứu và thí nghiệm để chế tạo thuốc ngừa COVID. Tại Mỹ, thuốc ngừa đang trong giai đoạn thử nghiệm trên con người! Tại Anh, một thuốc chủng ngừa đã được chích cho khỉ và khi những con khỉ này cho nghiễm COVID thì không thấy bị bệnh. Đây là một kết quả rất khả quan. Khi nào thì chúng ta có thuốc chủng ngừa ??? cần thời gian.

• Ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm: rửa tay, tránh sờ mặt, thường xuyên lau chùi mọi thứ.... mang khẩu trang khi ra ngoài và tránh đến chỗ đông người nếu không cần thiết, nhất là những người già trên 65 và những người có bệnh kinh niên , giữ khoảng cách trên 6 feet.

• Khi mang khẩu trang, tránh để khẩu trang dưới mũi hay miệng vì mặt ngoài của khẩu trang có thể bị nhiễm khuẩn từ người khác, (mang khẩu trang để mình không ho chất dãi ra bên ngoài và đồng thời để mình không hít vào vi khuẩn từ chất dãi của người khác khi họ ho hay nói chuyện).

• Tạo cho cơ thể mình có nhiều kháng thể (keep immunity healthy): ngủ đầy đủ (7 tới 8 tiếng mỗi ngày), uống Vitamin C (500 mg ngày 2 lần, không có hại!), Vitamin D (1000-2000 IU mỗi ngày, nhiều Vitamin D sẽ có hại, nhưng sống ở Michigan và tiểu bang lạnh ít ra nắng, 1000-2000 IU mỗi ngày thường không có hại), đi bộ (trong những nơi có cây cối nhiều thì tốt hơn). Uống nước nhiều trong ngày.

• Ăn uống ít chất đường và tinh bột, giữ gìn đừng để lên cân vì người có nhiều tỷ lệ mỡ trong cơ thể và người tiểu đường thường bị bệnh rất nặng.• Dùng hot bath rồi tắm nước lạnh lại, dùng sauna cũng có thể làm tăng kháng thể; nên dùng phương pháp xông hơi của VN mình khi bị cảm cũng là điều tốt (nhưng phải tránh bị phỏng).

• Nhiều bác sĩ đề nghị uống chất kẽm (Zinc) và Quercestine (chất này có tác dụng đưa Zinc vào tế bào như Hydroxychloroquine). Nhưng kẽm và Quercetine có thể gây hại nếu uống nhiều và tác dụng để làm kháng thể mạnh hơn vẫn chưa được công nhận.

• Tác dụng của thuốc chích ngừa bệnh lao BGG (TB vaccine) đối với phòng ngừa COVID: Khi so sánh số người tử vong do bệnh COVID trên các nước có tỷ lệ chích ngừa BBG cao (VN, India, Pakistan...) và những nước không có BGG ( USA, Italy, France...), số người bệnh nặng và chết vì Covid trong những nước không có BGG cao hơn!

Một vài nhà nghiên cứu đã kết luận rằng BGG có tác dụng bảo vệ người bệnh chống lại COVID. Nhưng kết luận này không được công nhận vì chưa có căn cứ khoa học. 

Những nước có nhiều BBG có thể không công bố số người chết vì COVID chính xác??? Hay không khí nóng và ẩm làm vi khuẩn không được mạnh như những xứ lạnh??? Nhiều nghiên cứu đang trong thời gian tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề này.

Mỗi ngày là mỗi khám phá mới về dịch COVID! Một điều không thể phủ nhận được là COVID đã và sẽ là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Trong 5 tháng dài đăng đẳng phải chịu đựng bị giam lỏng vì nó, mỗi người chúng ta đã đóng góp rất lớn để giúp các bác sĩ và các khoa học gia thời gian tìm hiểu về COVID! Cũng như những bệnh dịch khác trong lịch sử, chúng ta sẽ cùng nhau tiêu diệt dịch COVID-19!

Tags:
Không gian sống của Hồng Nhung ở Mỹ

Không gian sống của Hồng Nhung ở Mỹ

Hồng Nhung và cặp song sinh hiện sống trong căn biệt thự thuộc Beverly Hills ở Los Angeles, California, Mỹ, diện tích rộng, có sân vườn, hồ bơi.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất