Những loài cây xanh tốt và râm mát của miền Nam California đang dần biến mất
Hàng loạt loài cây bóng mát, xanh tốt, luôn đem lại nguồn sống cho cư dân từ Quận Ventura tới biên giới Mexico đang chết đi nhanh chóng. Thậm chí trong một vài năm tới, không khí và cảnh quan nơi đây sẽ không thể dễ chịu như hiện tại.
05:59 20/04/2017
Theo lời ngài Greg McPherson, giám đốc nghiên cứu rừng phòng hộ của Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ cho biết : Ông đã nghiên cứu về những gì mà ông và cộng sự gọi là sự chết chóc chưa từng có của các loài cây xanh ở miền Nam các công viên hay trong khuôn viên trường học của California. “ Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển đổi sang cảnh quan ốc đảo tại Nam California “, ngài Greg cho biết thêm.
Trong những năm gần đây, các nhà thực vật học đã ghi nhận sự xâm nhập của côn trùng và dịch bệnh trong khu vực. Chúng đã phá hủy sinh vật quý hiếm của Griffith Park cũng như sự sống của hơn 100.000 loài cây cỏ ở Công viên Tijuana River Valley thuộc Quận San Diego.
McPherson là cuộc khảo sát đầu tiên được thực hiện để định lượng và đánh giá bức tranh toàn cảnh của các loài thực vật hiện nay. Kết quả thu về không được mong đợi cho lắm.
Theo ước tính ban đầu của ông, chỉ có một nguy cơ đặc biệt nguy hiểm là sâu đục lỗ - mối nguy hại có thể giết chết 27 triệu cây ở Los Angeles, Orange, Riverside và San Bernardino, bao gồm cả các phần sa mạc còn lại.
Số lượng đó chiếm khoảng 38% trong tổng số 71 triệu cây trong khu vực có diện tích tới 4,244 dặm với dân số khoảng 20 triệu người.
Và côn trùng đó chỉ là một trong những mối đe dọa sắp xảy ra.
"Rất nhiều loại cây chúng ta phát triển trong khí hậu ôn đới và không chịu được gió , hạn hán, độ mặn cao, sâu bệnh mới cùng với việc thương mại hóa và du lịch toàn cầu cũng như hệ thống giao thông địa phương và sự lây nhiễm từ các loài thân gỗ nhiễm khuẩn ", ông nói.
Nếu như số lượng cây bị chết đúng như dự kiến, chi phí để loại bỏ và thay thế chúng có thể là khoảng 36 triệu đô. Chưa hết, cư dân miền Nam California sẽ còn phải đối mặt với nhiều chi phí khác.
Theo lời McPherson cho biết: " Sẽ có rất nhiều thiệt hại lớn lao khác" cụ thể hơn "sẽ có những hậu quả đối với sức khoẻ và tài sản của người dân dẫn tới phải tiết kiệm không khí, lưu giữ cacbon, loại bỏ các chất gây ô nhiễm khỏi không khí xung quanh ta cũng như trong môi trường sống của động vật hoang dã."
Trong lời phát biểu của mình, Jerrold Turney, nhà nghiên cứu thực vật học của Los Angeles đã so sánh sự gia tăng tỷ lệ tử vong của các loài cây với việc " nhìn một con tàu đang dần bị đắm “.
Jerrold phát biểu “Việc nhìn thấy một số lượng lớn các loài cây ( thảo mộc, cây phong, cây sim, cây oliu, trúc đào và sồi gỗ ) đang chết dần ở những thành phố tươi tốt như Pasadena, Alhambra và Arcadia thật sự rất đau lòng. “
Mark Hoddle, giám đốc Trung tâm UC Riverside, nói rằng sự mất mát của các loài cây đang "bắt đầu tràn ngập khắp cảnh quan đô thị".
Hoddle cho biết thêm : "Nếu không có bóng cây, nhiệt độ nước sẽ tăng khiến cho các loài rong rêu và tảo sinh sôi mạnh mẽ ở khu vực ven sông. Kết quả là, cá, ếch và quần thể sinh vật bản địa sẽ giảm đi, cùng với đó là sự bực bội khi phải đi bộ cả quãng đường bởi vì sẽ không có gì để nhìn ngoài những cành cây héo khô “
“Thêm vào đó, sẽ sẽ chẳng có sự phục hồi thần kì nào cho hệ sinh thái sau khi loài bọ cánh cứng đã tiêu diệt chúng. “
Trong số những loài cây bản địa bị ảnh hưởng nặng nhất là cây sung đặc trưng của California. Loài này thường được tìm thấy dọc bờ suối và được sử dụng làm cây bóng mát ở những nơi như Griffith Park và dọc theo đại lộ Wilshire của thành phố.
Theo lời Akif Eskalen, nhà nghiên thực vật tại trường Đại học California, Riverside : "Đây là tin buồn cho loài cây này. Nếu chúng ta không kiểm soát sâu đục lỗ, nó sẽ giết chết tất cả các cây sung ở California. Và khi chúng thực hiện xong, chúng sẽ di chuyển đến những cây khác. "
Vào khoảng năm 2012, các nhà nghiên cứu cho biết rằng sâu đục lỗ đã gây ra căn bệnh nấm làm tử vong 19 loài cây ở Nam California. Kể từ đó, các nhà khoa học đã xác định được thêm 30 loài ký sinh trùng mới.
Eskalen cho biết: "Chúng tôi hy vọng số lượng cây sẽ tăng trưởng thậm chí còn cao hơn trong vài năm tới. " Còn tại thời điểm này, chúng tôi không thể làm gì nhiều cho nó."
Trong khi đó, sự xâm nhập gần đây của các loài sâu đục chỉ là một phần của cuộc khủng hoảng mà các nhà khoa học đang cố gắng kiểm soát.
Tại quận San Diego, xuất hiện một loài anh em họ của bọ cánh cứng hoại tử, sâu đục lỗ Kuroshio, đã gây hại cho hơn 144.000 cây liễu ở Công viên Tijuana River Valley năm ngoái.
Những con sâu đục lỗ này đã giết chết hàng chục ngàn cây sồi khô đang được di chuyển từ Quận San Diego đến Quận Los Angeles.
Loài cây có mầm giống châu Á cũng đang mang một căn bệnh truyền nhiễm khi bị ăn trụi lá.
Một con côn trùng bay được biết đến như là một loài sâu đục lỗ thủy tinh đang ăn dần lá của cây lá kim, gây nên một bệnh do vi khuẩn lần đầu được phát hiện ở khu vực Palm Springs và đã lan rộng khắp Nam California.
Trong Hẻm núi Holy Jim của Hạt Orange ông Michael Milligan, trưởng phòng cứu hỏa tình nguyện địa phương, đã phát hiện ra dịch bệnh khi chứng kiến "Hàng ngàn cây đã bị chết đứng “
Tại Craig Regional Park ở Fullerton, chỉ còn xót lại vết tích của những cây bóng mát lâu đời đã che bóng một cho các gia đình đi dã ngoại và thậm chí cho các đám cưới.
Vanessa Fields, 47 tuổi và Diane Swanson, 67 tuổi khi vào công viên Buena Park, đã bị choáng váng bởi sự tàn phá mà họ gặp phải.
"Cái quái gì đã xảy ra ở đây?" Fields hỏi. "Những bóng cây tuyệt đẹp đã đi đâu mất ?"
Cùng ngày đó, chuyên gia về trồng trọt John Kabashima đang thực hiện kiểm tra một trong những cây sung cổ thụ ở công viên đó.
Nhìn qua kính lúp, ông ngạc nhiên trước sự bền bỉ của bọ cánh cứng cũng như chu kỳ sống phức tạp của chúng. Những con rệp nhỏ hơn hạt vừng, nhưng có thể chở hàng ngàn loài kí sinh vào vỏ cây, sau đó chúng tạo đường hầm với một loại nấm, làm gián đoạn việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng từ rễ đến lá. Trong vòng vài tuần, ấu trùng của chúng nở, trưởng thành và phối giống để tạo ra các thế hệ con trong cây.
"Loài này không bình thường ở chỗ nó sinh sản. . . trong cây ", ông nói. "Kết quả là rất khó để tiếp cận và xử lý. “
Kabashima cho biết các quan chức nhà nước và liên bang đã chậm trễ trong chiến dịch diệt trừ những loài gây hại cho cây vì những loài cây này không hỗ trợ cho khai thác gỗ và nền kinh tế khu vực.
"Khi nói về côn trùng xâm nhập và bệnh tật của loài cây đô thị, họ chỉ quan tâm tới vấn đề tiền bạc", Kabashima nói với tiếng thở dài. “ Rừng đô thị đã bị ghẻ lạnh hoàn toàn “
Nhiều loại côn trùng xâm nhập và bệnh phá hoại miền Nam California đã đến từ những khúc gỗ bị nhiễm bệnh trong thời kỳ bùng nổ sau Thế chiến II. Vì không được kiểm tra kĩ, số lượng của chúng đã bùng nổ trong đợt hạn hán nghiêm trọng nhất, chỉ vừa mới chấm dứt hồi đầu tháng này.
Các nhà khoa học cho biết trung bình mỗi năm có 9 loài côn trùng mới được hình thành và ba trong số những loài sâu bọ này sẽ trở thành loài sâu bệnh nguy hại.
Frank McDonough, nhà thực vật học tại Vườn ươm Los Angeles, cho rằng các khu rừng đô thị đang phải chịu thiệt thòi bởi vì " Rất nhiều loài cây không hợp vùng đất này và không thể có tuổi thọ lâu dài nếu chúng không được cung cấp nguồn nước dồi dào ."
Liquidambar là một ví dụ. Các loài này phát triển ở Đông Nam Hoa Kỳ, sau đó phát triển và được trồng ở miền Nam California sau Thế chiến II. Vào thời điểm đó, cây cối dường như hoàn hảo: Không quá cao, với những chiếc lá giống sáng lấp lánh màu vàng, hồng và đỏ vào mùa thu.
Thập niên sau, lá cháy, sâu đục lỗ và khô hạn đã nhanh chóng thêm Liquidambar vào danh sách dài những cây ở Nam California được đánh số.
Andy Lipkis, người sáng lập Tree People - tổ chức phi lợi nhuận, cho biết người dân miền Nam California đang bắt đầu quan tâm đến cuộc khủng hoảng và thừa nhận họ mắc nợ cây cối của vùng như thế nào.
Ông nói, "Việc mất đi cây cối sẽ tốn rất nhiều chi phí," bao gồm cả "sự biến mất nhanh chóng về Giấc mơ California trong các vùng lân cận “
Ông còn cho biết thêm: Các loài cây giúp giảm nhiệt và cường độ ánh sáng, bảo vệ nước, loại bỏ không khí ô nhiễm và tạo cảm giác yên bình bằng cách lấp đầy cảnh quan với những âm thanh và mùi hương dễ chịu. “
McPherson nói rằng ông hy vọng báo cáo của ông sẽ thức tỉnh các nhà lãnh đạo của nhà nước. Các bước tiếp theo, bao gồm giám sát những thiệt hại chưa từng thấy của rừng đô thị đang phải chịu đựng, và thực hiện các biện pháp để loại bỏ cây chết và trồng những cây mới. Có lẽ nên trồng: "một giống mới, đa dạng và không có sẵn trong các vườn ươm. "
Ông nói: "Có thể ví dụ một loài cây trồng phát triển tốt như Phoenix ... sẽ sớm sinh sôi mạnh mẽ ở Los Angeles trong nhiều thập kỷ tới.”
California: 3 người bị bắn chết tại trung tâm Fresno, nghi can bị bắt
Một người đàn ông bắn chết ba người ngay trung tâm thành phố Fresno, California, hôm Thứ Ba, trước khi đầu hàng cảnh sát, nhật báo The Los Angeles Times trích lời cảnh sát cho biết.