Những Lừa Đảo Phổ Biến Vào Dịp Black Friday Và Cyber Monday Và Cách Để Phòng Tránh
Mọi người cần cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo của kẻ xấu vào dịp lễ mua sắm cuối năm Black Friday và Cyber Monday.
11:00 26/11/2021
Đợt giảm giá cuối năm Black Friday và Cyber Monday là thời điểm để mọi người mua sắm đồ dùng với giá siêu ưu đãi. Tuy nhiên, đây cũng là một dịp để những kẻ lừa đảo dụ dỗ, chiếm đoạt tài sản của những người cả tin.
Theo Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC), có khoảng 58,000 vụ báo cáo lừa đảo của người dùng liên quan đến việc mua sắm trực tuyến từ tháng 1 nâm 2020 đến ngày 18 tháng 10 năm 2021, nhiều hơn bất kỳ hình thức lừa đảo nào khác. Ước tính, số tiền thiệt hại từ những vụ lừa đảo này lên tới $48 triệu.
Công ty giả mạo
Những kẻ lừa đảo thường tạo những website "ma" của những công ty uy tín với những mẫu quảng cáo hấp dẫn, ưu đãi siêu khủng mà không còn hàng hoặc khó tìm thấy ở nơi khác.
Năm nay, kiểu lừa đảo này có thể xuất hiện nhiều hơn do hệ thống cung ứng bị gián đoạn dẫn đến khan hàng hoặc tăng giá. Theo ước tính, người tiêu dùng phải trả thêm trung bình 9% giá trị sản phẩm trong Cyber Week năm 2021 so với năm 2020.
Để phát hiện website lừa đảo, người dùng cần chú ý tới tên miền (domain) thường có chữ cái hoặc chữ số lạ, không mang ý nghĩa, thường sai chính tả và có rất ít thông tin liên lạc.
Ngoài ra, người dùng có thể hoặc tìm kiếm tên công ty đó Google cùng từ "scam" và không nên mua hàng bằng cách chuyển tiền hoặc thẻ quà tặng.
Lừa đảo qua mạng xã hội
Một số công ty thường tổ chức các sự kiện nhận quà tặng miễn phí trên trang mạng xã hội như Facebook, Instagram. Kẻ xấu cũng sẽ tạo ra các quảng cáo hấp dẫn nhận sản phẩm miễn phí, nhưng kèm thêm một đường dẫn yêu cầu mọi người phải nhập thông tin cá nhân, thậm chí là cả tài khoản ngân hàng để được nhận quà.
Khoảng 38% người tiêu dùng báo cáo đã mua hàng bằng cách bấm vào mẫu quảng cáo trên mạng trong 12 tháng qua. Việc truy cập những website không rõ ràng như vậy có thể khiến họ bị đánh cắp thong tin cá nhân, tải mã độc về thiết bị, theo tổ chức AARP.
Lừa đảo qua giao hàng
Kẻ xấu có thể giả mạo làm nhân viên giao hàng của các đơn vị vận chuyển như FedEx, và họ sẽ gửi tin nhắn hoặc email với nội dung theo dõi hành trình đơn hàng kèm một đường dẫn lạ. Nhưng khi truy cập vào đường dẫn này, người dùng có thể bị lừa lấy trộm thông tin cá nhân, ngân hàng, dính mã độc.
Nhóm lừa đảo cũng có thể để lại "voicemail" (hộp thư thoại) hoặc gắn lên cửa nhà người nhận thông báo "missed delivery" (không giao hàng được) kèm số điện thoại để gọi xác minh thông tin.
Đến nay, đã có khoảng 1/3 người tiêu dùng cho biết rằng họ nhận được những thông báo giả mạo bên vận chuyển như USPS, FedEx, hoặc UPS.
Phong thủy học: 9 định luật lớn chi phối vận mệnh con người
Đời người, có những sự tình xảy ra kỳ lạ đến mức không thể tin. Nhiều người cho rằng đó là ngẫu nhiên, nhưng kỳ thực đó không phải ngẫu nhiên mà là tuân theo các đạo lý, định luật, quy luật vốn có của vũ trụ.