Những lý do bạn nên lắp đặt wifi theo cấu trúc mạng mắt lưới
Lần tới nâng cấp thiết bị mạng không dây của bạn, hãy thật quyết đoán: Vứt thiết bị định tuyến độc lập của nhà bạn đi và cân nhắc đầu tư vào hệ thống mắt lưới mới này.
00:41 28/04/2017
Lần tới nâng cấp thiết bị mạng không dây của bạn, hãy thật quyết đoán: Vứt thiết bị định tuyến độc lập của nhà bạn đi và cân nhắc đầu tư vào hệ thống mắt lưới mới này.
Mạng mắt lưới có thể giải quyết hầu hết, nếu không phải tất cả, mọi vấn đề về mạng không dây ở nhà bạn. Cơ bản, đây là một hệ thống rất nhiều trạm phát wifi kết hợp với nhau để che phủ mọi ngóc ngách trong nhà bạn với một mạng dữ liệu không dây cực mạnh.
Không giống các router độc lập, có thể mất tín hiện khi bạn di chuyển ra xa chúng, các trạm mắt lưới nằm gối lên nhau để tạo một kết nối không dây liên tiếp truyền đi khắp căn nhà, làm giảm thiểu khả năng tồn tại những góc bị mất mạng.
Công nghệ này đang dần trở nên rất được ưa chuộng: Sau khi công ty khởi nghiệp Eero cho ra mắt một hệ thống mắt lưới vào hồi năm ngoái, những thương hiệu lớn hơn như Google và D-link sau đó cũng đã phát hành những sản phẩm tương tự.
Đương nhiên là những căn nhà rộng lớn với nhiều phòng khi sử dụng thiết bị này sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn. Nhưng dựa trên những lần kiểm tra trên các hệ thống mắt lưới trong suốt một năm qua, tôi xin được giới thiệu thiết bị này đến với hầu hết tất cả mọi người, bao gồm cả những ngôi nhà có quy mô nhỏ, vì một số lý do sau đây:
Lý do đầu tiên, hệ thống mạng không dây mắt lưới như Eero và Google Wifi bao gồm cả những ứng dụng điện thoại giúp việc quản lý mạng nhà bạn dễ dàng hơn.
Ngoài ra, một số hệ thống mắt lưới nhìn khá hợp thời – không giống các thiết bị định tuyến truyền thống, thường là những thiết bị tạm bợ với đống ăng ten rối rắm, như thể được tạo ra trên Ngôi sao Chết.
Quan trọng nhất là các mạng mắt lưới này thích nghi với các thay đổi trong cách mọi người sử dụng công nghệ một cách dễ dàng hơn. Chúng ta luôn mang theo các thiết bị như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng từ phòng này sang phòng khác.
Những thiết bị có kết nối mạng như loa thông minh, cân sức khỏe hay TV thông minh đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong mỗi nhà. Với hệ thống mạng mắt lưới, bạn sẽ ít phải lo lắng về việc kết nối wifi bị gián đoạn nữa.
“Thật tốt khi thấy những người kinh doanh thiết bị định tuyến cuối cùng cũng làm được những việc thực sự có ích,” Dave Fraser, giám đốc điều hành Devicescape, công ty chuyên về công nghệ chuyên nâng cấp mạng wifi công cộng cho dịch vụ trên điện thoại, cho hay. “Cảm giác như họ cuối cùng cũng nhận ra là người thường mua những sản phẩm này chứ không phải các nhân viên về công nghệ.”
Tôi đã kiểm tra ba hệ thống wifi nổi tiếng: Eero, Google Wifi và Orbi của Netgear. Tất cả đều rất chắc chắn, nhưng tôi yêu thích nhất là Eero. Sau đây là những gì bạn cần biết về hệ thống mạng mắt lưới khi lựa chọn thiết bị thích hợp cho gia đình mình.
Tác dụng của mạng mắt lưới
Đầu tiên là điều cơ bản về phương thức hoạt động của một hệ thống mạng mắt lưới. Bạn kết nối một trạm chính với modem băng thông rộng. Từ đó, bạn kết nối các trạm vệ tinh nhân tạo trong những phòng có thể bị phủ sóng yếu.
Giả sử thiết bị phát chính của bạn nằm ở phòng khách dưới nhà, và bạn có một thiết bị phát lẻ ở phòng làm việc trên tầng. Khi bạn ở trong phòng làm việc và truy cập một trang web trên máy tính xách tay, thiết bị gốc sẽ tìm lại dữ liệu của trang web này và đẩy nó lên thiết bị phát lẻ, sau đó sẽ truyền vào máy tính của bạn trong phòng làm việc, người ta gọi đây là một bước nhảy. (hop)
“Cũng giống như khi bạn đang lái máy bay, mà bạn không thể lái thẳng, mà phải bay trung gian qua một trạm khác,” ngài Fraser cho hay. “Nếu bạn vào phòng phía sau, sẽ không có tín hiệu. Cách duy nhất để bạn tới được đó là thực hiện hai chuyến bay ngắn hơn.”
Ngoài việc mở rộng mạng lưới phủ sóng wifi, hệ thống mắt lưới còn giúp thiết bị của bạn tự động kết nối với các trạm phát mạnh nhất khi bạn di chuyển trong nhà. Nếu bạn ở phòng khách, điện thoại của bạn sẽ tự động nhận tín hiệu từ máy phát ở đây, còn khi bạn đi vào phòng ngủ, điện thoại của bạn cũng sẽ tự chuyển qua máy phát khác.
Đó là những lợi ích mà những thiết bị định tuyến trước đây không làm được. Với một chiếc router wifi truyền thống, chỉ cần bạn đi xa khỏi thiết bị chính thì tín hiệu sẽ yếu đi. Bạn có thể đẩy mạnh kết nối wifi bằng một thiết bị mở rộng.
Nhưng trong tình huống đó, bạn sẽ phải kết nối bằng tay giữa thiết bị gốc với mạng wifi riêng của máy mở rộng, và khi bạn đi xa khỏi thiết bị đó, bạn sẽ lại phải bấm chuyển lại mạng wifi của thiết bị gốc. Như thế thì thật là phiền phức!
Cuối cùng, những hệ thống lưới như Eero, một thiết bị màu trắng xinh đẹp với cạnh tròn, còn Google Wifi là một thiết bị hình trụ màu trắng, nhìn khá bắt mắt. Nên bạn sẽ không phải ngại ngần đặt chúng ở không gian mở, như trên bàn, hoặc những nơi thuận tiện để bạn theo dõi các thiết bị của bạn nhất có thể.
Thiết bị này không hoàn hảo
Khuyết điểm lớn nhất của một mạng mắt lưới là bạn có thể bị giảm tốc độ trong mỗi lần chuyển kết nối giữa các thiết bị.
Giả sử trạm phát wifi gốc của bạn nằm ở phòng khách, bạn có một trạm phát khác ở dưới tầng hầm, và ở giữa hai phòng lại có một trạm phát khác ở trong gara.
Dưới hầm, tốc độ phát sẽ thấp hơn, vì router gốc phải sao chép dữ liệu trong khi đưa chúng chuyển xuống trạm phát ở dưới gara, rồi mạng lưới vệ tinh nhân tạo trong gara lại phải sao chép thêm một lần nữa để đến được tầng hầm. Kết quả là, sẽ mất nhiều thời gian hơn để dữ liệu có thể truyền đến thiết bị của bạn ở dưới tầng hầm.
Mặc dù vẫn còn bị chậm như vậy, nhưng thiết bị này vẫn tốt hơn việc sử dụng tín hiệu đứt gãy hoặc mất hoàn toàn tín hiêu ở dưới tầng hầm nếu bạn chỉ có duy nhất một router.
Orbi của Netgear hoạt động không giống những hệ thống mắt lưới truyền thống. Thiết bị này có một băng thông không dây riêng, hoặc là kết nối, trong đó chỉ có router và các vệ tinh nhân tạo có thể giao tiếp với nhau; không thiết bị nào có thể làm phiền kết nối của chúng. Do đó các trạm phát của Orbi có thể truyền tải dữ liệu nhanh hơn so với Eero và Google Wifi.
Một khuyết điểm khác của hệ thống mắt lưới đó là giá không hề rẻ. Một gói thiết bị Eero có giá chừng 400 USD, Google Wifi là 300 USD cho một gói ba thiết bị, và Orbi của Netgear với một router và một vệ tinh nhân tạo gắn vào tường là 300USD.
Google nói rằng quy tắc lựa chọn một gói là mỗi điểm kết nối có thể phủ sống khoảng 1,500 feet vuông không gian. Nhưng việc lắp đặt cấu hình còn phụ thuộc vào không gian căn nhà bạn và chất liệu tường. Trong căn hộ rộng chừng 1,100 feet vuông của tôi, tôi cần hai điểm kết nối vì các phòng chính của tôi được ngăn cách bởi một hành lang khá dài.
Kết quả Thử nghiệm
Trong các thử nghiệm của tôi với Eero, Google Wifi và Orbi của Netgear, kết nối mạng đều rất mạnh ở mỗi phòng. Orbi có đường truyền nhanh nhất trong cả ba, còn Eero và Google Wifi biểu hiện khá tương đương nhau.
The Wirecutter, trang web đề cử các sản phẩm mới thuộc sở hữu của Báo New York Times đã thử nghiệm rất nhiều hệ thống mắt lưới tại một căn nhà lớn và cũng phát hiện ra Orbi là hệ thống nhanh và mạnh nhất.
Tuy nhiên, tốc độ không phải là tất cả. Ứng dụng của Eero là dễ sử dụng nhất, giúp việc lắp đặt và kiểm tra tình trạng wifi trôi chảy hết mức. Ứng dụng của Google Wifi khá trực quan, mặc dù không thể bằng Eero. Orbi của Netgear yêu cầu lắp đặt cồng kềnh nhất, cần có một giao diện tìm kiếm web để bắt đầu, và việc lắp đặt ngôn ngữ có thể sẽ hơi khó nhằn đối với những người không phải chuyên gia về công nghệ.
Thêm vào đó, Orbi, với hình dạng gần giống máy lọc nước, trông sẽ cồng kềnh và khó nhìn nhất trong cả ba thiết bị, nên có thể bạn sẽ muốn giấu nó đằng sau giá sách, và điều đó sẽ làm tín hiệu mạng yếu đi.
Các khách hàng có thể sẽ hài lòng với các thiết bị này hơn thiết bị định tuyến truyền thống. Nếu bạn ưu tiên tốc độ, thì hãy cân nhắc Orbi. Nếu bạn quan tâm đến giá tiền, hãy mua một gói Google Wifi. Còn nếu mục tiêu của bạn là khiến việc sử dụng wifi của bạn và những người thân bớt phức tạp hơn, hãy sử dụng hệ thống Eero.
Nếu bạn đang sống trong một không gian nhỏ, như một căn hộ studio, mạng mắt lưới thực sự sẽ là một anh hùng. Nhưng có thể bạn vẫn sẽ cần cân nhắc xem nên mua Eero hay Google Wifi để tận dụng tối đa ứng dụng trực quan của họ trong việc quản lý wifi.
Sự phức tạp của mạng không dây chính là cảm hứng của Giám đốc điều hành Eero, Nick Weaver, để tạo ra một sản phẩm mạng mắt lưới. Nhiều năm về trước, ông đã cảm thấy rất khó chịu khi nhận được điện thoại của bố mẹ liên tục nhờ ông giúp đỡ mỗi khi kết nối mạng của họ bị mất tín hiệu.
“Nếu có thứ gì bị hỏng, sẽ không có cách nào để tìm ra cách cải thiện nó,” ngài Weaver nói. “Tôi đã gần như phát điên lên được.”
Cuối cùng ông đã cắm thiết bị phát mạng ở nhà bố mẹ mình vào một vật bảo vệ và dán nhãn lên nút nguồn “nút tắt mạng” giúp họ dễ dàng khởi động lại kết nối mạng mỗi khi bị mất kết nối.
Giờ đây bố mẹ ông đang sử dụng hệ thống mắt lưới – và rất hài lòng với nó, Weaver cho hay.
Lãnh đạo 6 công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ cùng nhau soạn tâm thư gửi ôngTrump
Những công ty công nghệ tham gia soạn thảo bức thư này được biết gồm có Apple, Facebook, Google, Twitter, Microsoft và Yahoo.