Những người nước ngoài đã 'Việt hóa'

Joshua Ryan, 29 tuổi, tự nhận mình là "người Việt chính hiệu" sau 10 năm sống ở TP HCM và thành thạo mọi phong tục, tập quán sinh hoạt của người bản xứ.

09:05 10/07/2023

Sáng chủ nhật ngày đầu tháng 7, Ryan dậy sớm đi chợ mua hoa, trái cây để chuẩn bị thắp hương cúng rằm. "Cúng kiếng làm nhà cửa ấm áp hơn", chàng trai người Mỹ gốc Bồ Đào Nha giải thích. Anh với tay lấy kéo cắt tỉa nhành cúc vạn thọ khéo léo như một bà nội trợ rồi cắm hoa, chỉnh thế cho ngay ngắn rồi mới đổ nước vào bình. Ryan xếp ba quả xoài lên đĩa và thắp nhang, khói tỏa khắp nhà.

Joshua Ryan nói đã ở gần 10 năm nên không chỉ có thói quen cúng rằm, mùng 1 hàng tháng mà năm nào cũng lên chùa lễ dịp Vu Lan, cúng ông Táo, đốt vàng mã ngày 23 Tết, xông nhà cửa bằng lá thơm để "thấy lòng mình bình an".

Ryan trong một lần ra Hà Nội tham dự chương trình giao lưu trên Đài truyền hình , tháng 12/2022. Ảnh nhân vật cung cấp
Ryan trong một lần ra Hà Nội tham dự chương trình giao lưu trên Đài truyền hình , tháng 12/2022. Ảnh nhân vật cung cấp

Lần đầu tiên Ryan thấy người Việt Nam cúng kiếng là năm 10 tuổi ở quê nhà, thành phố Portland, bang Oregon. Do ba mẹ thường xuyên bận rộn, anh thường sang nhà hàng xóm là người phụ nữ gốc Huế chơi và nhận làm mẹ nuôi. Bà giải thích cúng kiếng là phong tục bày tỏ tấm lòng thành kính với tổ tiên, trời đất và nguyện cầu bình an. Anh đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy bà nhắm nghiền mắt, chắp tay rồi khấn vái.

Tò mò về văn hóa Á Đông nên từ nhỏ Joshua Ryan thường đến một ngôi chùa cách nhà anh 800 m để làm công quả, tụng kinh và học tiếng Việt từ các sư cô. Mẹ nuôi cho Ryan đọc truyện Kiều, dạy anh cách dùng đũa, làm bánh bột lọc và nghe cải lương. Nhờ mẹ nuôi Ryan nói tốt tiếng Việt, thậm chí nói được giọng của ba miền Bắc, Trung và Nam. "Việt Nam đã ngấm vào tôi từ nhỏ như thế", anh nói.

Hè năm 2012, Ryan dành tiền tiết kiệm sang Việt Nam du lịch ba tháng và quyết định ở lại TP HCM. Anh lấy tên tiếng Việt là Trần Luân Vũ, ghép từ họ của mẹ nuôi và tên của nghệ sĩ cải lương Vũ Luân mình hâm mộ.

Cú sốc đầu tiên ở của Ryan là hội chứng "phát điên bởi karaoke". Hàng xóm của anh cứ rảnh là hát. Nhưng mọi thứ dần thay đổi khi anh được kéo vào những cuộc vui này. "Tăng một bao giờ cũng là ăn uống, bia bọt. Khi đã ngà ngà họ bắt đầu tăng hai karaoke", anh nhớ lại.

Ryan cho biết người Mỹ có câu "Fake it until you make it" (Bắt chước cho đến khi bạn làm được nó). Ban đầu, chàng trai nhận lời tham gia hát thử vài ca khúc bolero. Anh nhận ra karaoke vui hơn mình tưởng, nó kết nối mọi người trong không gian thân mật. Giờ đây, Ryan cho biết trung bình một cuộc vui với bạn bè anh phải hát gần 8 bài ở đủ thể loại nhạc, kể cả cải lương.

"Có lần tôi về Mỹ thăm nhà. Những cuộc vui trở nên thiếu thiếu khi không có tiếng karaoke cùng sự ồn ào nói cười. Từ đó, tôi nghĩ là nhà mình", Ryan nói.

Sau 15 năm sống ở Việt Nam, Nadis Uzor, người Nigeria, cho rằng "văn hóa 17h59" là điều thú vị nhất. Anh biết được thuật ngữ này từ bạn bè Việt Nam, chỉ thời điểm một phút trước khi tan làm và những người đàn ông sẽ rủ nhau nhậu.

Nadis cũng có mặt trong cuộc vui này, bởi nhậu là khái niệm thú vị đối với anh. Một tấm chiếu được trải ra giữa nhà, mồi nhậu là mực nướng, giò chả hoặc gà ram được đặt chính giữa. Anh chuẩn bị bia được ướp sẵn trong đá rồi khui, chủ động mời mọi người. "Một người cầm ly, tất cả đều phải uống", Nadis nói.

Tửu lượng của Nadis khoảng hai chai nhưng nếu như được mời tiếp, anh sẽ xin "nhấp môi" mọi người cũng vui vẻ chấp nhận, chàng trai gốc Phi chia sẻ. Ở quê Nadis không có khái niệm nhậu. Nếu muốn uống rượu bia, mọi người vào bar, nhâm nhi một ít phô mai muối hoặc thịt xông khói. Mỗi người uống theo nhu cầu và không có văn hóa mời nhau uống.

Mùa hè năm 2010, trong buổi nhậu đầu tiên với người Việt, Nadis đã bị sốc văn hóa bởi hành vi ép uống. Cốc bia vừa vơi phân nửa, một người đã tự động rót thêm cho Nadis và mời anh uống cạn. Sau khi Nadis uống hai chai, họ nài nỉ anh uống thêm. Bạn của Nadis giải thích, họ làm thế vì quý anh và muốn anh cùng vui với tập thể.

Hai năm, sau khi tham gia rất nhiều buổi nhậu, Nadis nhận ra uống theo lời mời cũng là cách tôn trọng họ. "Nếu uống không nổi tôi cũng sẽ cầm chai, vờ như đang uống để họ vui", Nadis nói. Một trong những lý do Nadis thích nhậu ở Việt Nam là bởi cách người Việt trao đổi, chia sẻ mọi chuyện, kể cả niềm vui hay nỗi buồn.

"Ngày càng nhiều người nước ngoài mong muốn được định cư ở , ước tính nhu cầu tăng khoảng 20% mỗi năm kể từ sau đại dịch Covid, nhiều nhất là người , Canada, Australia", ông Guillaume Rondan, nhà sáng lập Movetoasia, công ty chuyên hỗ trợ người nước ngoài đầu tư và định cư tại châu Á cho biết.

Việt Nam đứng thứ 7 trên tổng 52 quốc gia đáng sống nhất cho người nước ngoài năm 2022, theo khảo sát thường niên Expat Insider của Tổ chức InterNations. Trong đó chỉ số về mức độ dễ dàng ổn định cuộc sống, kết bạn, giao tiếp xã hội, giá cả phải chăng được đánh giá cao nhất.

Kết quả khảo sát cho biết thêm, văn hóa địa phương là một yếu tố được người nước ngoài đặc biệt yêu thích khi 83% người cảm thấy được chào đón (so với 66% trên toàn cầu) và 71% cảm thấy thoải mái như sống ở quê nhà (so với 62% toàn cầu). Về chỉ số tài chính cá nhân, Việt Nam đứng thứ nhất toàn cầu bởi 80% người nước ngoài hài lòng với mức sống chung, so với 45% trên toàn cầu.

Tuy nhiên, ông ông Guillaume Rondan cho biết thường khuyên khách hàng nên dành ít nhất ba tháng ở Việt Nam để tìm hiểu kỹ về văn hóa trước khi quyết định định cư.

Cũng từ lời khuyên này mà trước khi nghỉ hưu năm 2014, ông Jefferson Saunders, 73 tuổi, đã bốn lần sang để tìm hiểu cuộc sống tại TP HCM nhưng phải 7 năm sau mới "trở thành gốc Mỹ".

Ngôi nhà Jefferson đang ở nằm sâu trong hẻm thuộc quận Bình Thạnh, rộng khoảng 100 m2, gồm hai gian và một phòng ngủ. Do yêu thích các loại rau củ Việt Nam, ông tự mua hạt giống về gieo trồng, làm giàn cho dây leo để trồng mướp, bí và bầu. Có vài loại cây trong vườn ông thậm chí không biết tên tiếng Anh của chúng nên gọi theo cách của người Việt Nam.

 

Ông Jefferson Saunders thu hoạch rau trái trong vườn nhà tại quận Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Ngọc Ngân
Ông Jefferson Saunders thu hoạch rau trái trong vườn nhà tại quận Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Ngọc Ngân

Tuần đầu tiên sống ở , Jefferson thấy kỳ lạ khi tất cả hàng xóm đều biến mất vào buổi trưa, tìm hiểu mãi mới biết họ đang ngủ trưa. Dần dần, Jefferson nhận ra thói quen ngủ trưa của là rất tốt bởi hoạt động dưới cái nóng oi bức mất nhiều năng lượng. Mấy tháng sau ông cũng bắt đầu ngủ trưa và trở thành thói quen không thể bỏ. Mỗi trưa, Jefferson ngủ khoảng 1,5-2 tiếng và cảm thấy sảng khoái, tỉnh táo hơn vào đầu giờ chiều. "Khí hậu Việt Nam khác xa Seattle, tôi nghĩ thói quen ngủ trưa là hợp lý", Jefferson Saunders nói.

Ông cũng rất thích văn hóa hàng xóm ở . Khác với Mỹ, những ngôi nhà ở đây thường nằm sát nhau. "Họ gắn bó và ảnh hưởng nhau", ông nhận xét. Đa phần, hàng xóm đều nhớ mặt, biết tên và quan tâm những câu chuyện cá nhân của nhau.

Chính vì ảnh hưởng điều này, Jefferson Saunders đã phải lớn tiếng với hàng xóm khi chứng kiến cảnh anh ta đánh vợ. Lần khác, ông than phiền với người phụ nữ cùng xóm khi nhà mình thường xuyên bị một người đổ rác trước cổng, tiểu bậy. Dù đã lắp camera, góp ý thẳng, tình trạng này cũng không cải thiện. "Bằng cách nào đó, câu chuyện này đã lan đi khắp xóm, khiến anh ta xấu hổ, phải dừng lại", ông kể.

Jefferson Saunders cho rằng mình có nhiều lý do ở lại Việt Nam hơn là rời đi. Ông giảm 9 kg, sức khỏe tốt hơn nhờ thói quen ăn uống kiểu Việt. Thi thoảng, ông tham gia vào chương trình dành cho hội người cao tuổi tại địa phương, biểu diễn trang phục áo dài và văn nghệ.

"Tôi hạnh phúc khi sống ở ", người đàn ông 78 tuổi khẳng định.

Ngọc Ngân

Tags:
Người Việt làm nail ở Mỹ: Không nghề nào bị rẻ khinh như... nghề nail

Người Việt làm nail ở Mỹ: Không nghề nào bị rẻ khinh như... nghề nail

Làm trong tiệm nail ở Mỹ rất phức tạp bởi tiền 'tươi' trước mắt, bà con tranh giành khách lẫn nhau, dẫn tới việc bất đồng, thù ghét. Nhiều tiệm nằm trong các khu tội phạm, sự an toàn cho thợ lẫn khách cứ... lơ lửng trên đầu.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất